Trong đời sống, axit đóng vai trò không ít để tạo nên sự sống. Nó là trọng tâm để làm tiền đề cho việc chứng minh và giải một số hiện tượng hóa học. Vì thế, việc bổ sung nền tảng kiến thức về axit là việc cần nên làm. Vậy định như thế nào là định nghĩa về axit? Tính chất hóa học của axit bao gồm những tính chất nào? Đây thực chất là nỗi băn khoăn của nhiều người. Hãy cùng hóa chất PTP tìm hiểu về các tính chất hóa học của axit ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Tổng quan về axit
Định nghĩa axit là gì?
Axit là hợp chất hóa học trong thành phần của phân tử các chất đó chứa một hay nhiều nguyên tử hidro liên kết với axit.
Có thể định nghĩa tương tự về axit là một hợp chất hóa học khi hòa tan trong nước tạo được dung dịch có pH nhỏ hơn 7.
Phân loại axit
Axit được chia thành những loại nào và dựa vào đâu để có thể phân loại như vậy?
Dựa vào tính chất hóa học:
- Axit mạnh: Khi hòa tan vào axit tạo thành dung dịch có độ pH bé hơn 7. Độ pH càng bé thì tính axit càng mạnh. Chẳng hạn: HCL, H2SO4, …
- Axit yếu: Khi hòa tan vào nước tạo thành dung dịch có độ pH gần bằng 7. Ví dụ: H2S. H2CO3, …
Dựa vào nguyên tử Oxi:
- Axit không có oxi. Ví dụ như HCl, H2S,…
- Axit có oxi: H2SO4, HNO3,…
Phân chia axit theo các dạng khác:
- Axit vô cơ và hữu cơ như: H2SO4, CH3COOH
- Các kim loại ở dạng hiđrat hóa chẳng hạn như Al(H2O)3 (+3),…
- Các ion như H+, NH4+,…
Tổng quan 5 tính chất hóa học của axit
Sau khi tìm hiểu khái quát về axit thì sau đây mình cùng tìm hiểu 5 tính chất hóa học của axit là gì?
Axit làm đổi màu quỳ tím
Nhỏ vài giọt HCL vào quỳ tím, sau đó quan sát ta thấy giấy quỳ chuyển sang màu đỏ. Vì thế có thể kết luận rằng dung dịch axit làm đổi màu quỳ tím thành màu đỏ. Dựa vào tính chất này, có thể dùng giấy quỳ để nhận biết axit.
Axit tác dụng với kim loại
Khi cho dung dịch axit tác dụng với kim loại đứng trước hidro trong dãy hoạt động hóa học ta sẽ nhận được một muối và giải phóng khí hidro (trường hợp nếu là axit đặc sẽ không giải phóng hidro).
Ví dụ: 2K + 2HCl → 2KCl + H2
Tác dụng với bazơ
Khi cho dung dịch axit tác dụng với bazơ phản ứng xảy ra mãnh liệt và ta sẽ nhận được một muối và nước. Trong hóa học đây được gọi là phản ứng trung hòa.
Ví dụ: KOH + HCl → KCl + H2O
Tác dụng với oxit bazơ
Tất cả các axit khi tác dụng với oxit bazơ sẽ tạo thành muối + nước
Ví dụ: K2O + 2HCl → 2KCl + H2
Tác dụng với muối
Khi cho dung dịch axit tác dụng với muối thì sẽ cho ra sản phẩm có ít nhất một kết tủa hoặc một khí bay hơi. Sau phản ứng xảy ra, nếu muối mới là muối tan thì axit mới nhất định phải là axit yếu, nếu muối mới là muối không tan thì axit mới luôn phải là axit mạnh. Ví dụ: H2SO4 + BaCl2 → BaSO4(r) + 2HCl
Ứng dụng của axit trong đời sống
Axit trong đời sống có khá nhiều ứng dụng như:
Trong công nghiệp
- Axit thường được sử dụng để loại bỏ gỉ sắt và sự ăn mòn khác từ kim loại quá trình này được gọi là tẩy.
- Axit có thể được sử dụng ví như chất điện phân trong pin, chẳng hạn như axit sunfuric trong pin của xe hơi.
- Axit nitric phản ứng với ammonia để tạo ra amoni nitrat là một loại phân bón. Ngoài ra, các axit cacboxylic có thể được dùng để este hóa với rượu cồn, để tạo ra este.
Trong dược học
Một số axit được sử dụng làm thuốc trong y dược học. Aspirin được sử dụng như một loại thuốc giảm đau và giúp làm giảm cơn sốt cho người bệnh. Axit đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe và cơ thể con người.
Đối với cơ thể con người
- Axit clohidric có trong dạ dày giúp tăng cường tiêu hóa bằng cách giúp phá vỡ các phân tử thức ăn lớn và phức tạp.
- Amino axit được sử dụng để tổng hợp các protein cần thiết cho sự phát triển và phục hồi các mô của cơ thể.
- Axit béo cũng cần cho sự phát triển và phục hồi các mô của cơ thể. Các axit nucleic đóng vai trò rất quan trọng cho việc sản xuất DNA và RNA và chuyển các đặc tính sang con lai qua gen.
- Axit cacbon là thành phần rất quan trọng để duy trì độ cân bằng pH trong cơ thể.