Chất kết dính là một thành phần phổ biến và khá quan trong trong nhiều ngành công nghiệp. Vậy chúng là gì? Chúng có ứng dụng thế nào trong đời sống hiện nay? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết của nhé.
1. Chất kết dính là gì?
Chất kết dính là một trong những chất phụ gia rất phổ biến trong nhiều lĩnh vực. Chúng có công dụng kết dính các vật chất, tạo đặc, tạo độ nhớt và giúp sản phẩm có hình thái ổn định hơn. Chúng là cầu nối giữa các đồ vật.
Chất kết dính có tác dụng là cầu nối giữa các đồ vật
2. Tổng hợp các loại chất kết dính được dùng nhiều hiện
Người ta phân loại chất này dựa trên thành phần các chất tạo nên chúng. Có 3 loại chất kết dính được ứng dụng phổ biến.
2.1 Chất kết dính vô cơ
Chất kết dính vô cơ có cấu trúc là các phân tử không chứa cacbon và liên kết cộng hóa trị và liên kết ion. Chúng được sản xuất từ các loại thành phần vô cơ như khoáng sản và các hợp chất vô cơ khác. Ưu điểm của chúng là có tính chất bền vững cao, chịu được nhiệt độ cao và kết dính rất tốt.
Trong trạng thái bình thường, chúng có dạng bột. Khi được nhào trộn với các dung môi hoặc nước thì biến thành loại hồ dẻo, cuối cùng chuyển thành rắn qua quá trình lý hóa. Nhờ khả năng này, chúng được ứng dụng để kết nối các vật liệu rời rạc như sỏi, đá, cát,… thành một khối đồng nhất.
Người ta phân loại chất kết dính dựa trên thành phần các chất tạo nên chúng
2.2 Loại chất kết dính hữu cơ
Chất kết dính hữu cơ được sản xuất từ các hợp chất hữu cơ như than đá, than bùn, dầu mỏ. Chúng có phân tử lượng khá cao. Về đặc điểm, chúng có khả năng liên kết các vật liệu khoáng bằng một lớp màng mỏng bền. Chất này hòa tan nhiều trong các dung môi hữu cơ và hòa tan ít trong các dung dịch axit vô cơ. Với đặc điểm này, chúng đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất nhiều chất liệu khác nhau.
2.3 Chất kết dính tổng hợp
Chất kết dính tổng hợp là loại chất được sản xuất từ các nguyên liệu tổng hợp hóa học, bao gồm một tác nhân chính và một tác nhân phụ. Tác nhân chính là các vật liệu kết dính cơ bản, chất phụ trợ có thêm tác dụng phụ bổ trợ tùy theo mục đích sử dụng. Chúng có thể đóng vai trò là chất pha loãng, chất độn, chất đóng rắn, làm dẻo, làm đặc,… Về cơ bản, chúng được thiết kế để kết dính vững chắc, chịu được nhiệt và chống chịu với các yếu tố môi trường khác nhau.
3. Công dụng và ứng dụng của chất kết dính
Trong bất kỳ lĩnh vực nào thì chất kết dính đều có vai trò quan trọng. Chúng giúp quá trình sản xuất thuận lợi hơn, phát triển bền vững hơn. Cùng tìm hiểu ứng dụng của chất này chi tiết dưới đây
3.1 Trong lĩnh vực thực phẩm
Trong ngành thực phẩm, chúng là một trong những thành phần không thể thay thế. Các món ăn đặc thù cần có sự kết dính tương ứng như tương ớt, rau câu, thạch, bánh kẹo, kem,… Để tối ưu hóa chi phí sản xuất và tối ưu các công đoạn, người ta thường điều chế để chất này có thêm các tác dụng khác như làm dày, làm đặc, tạo độ ổn định, tạo dai, tạo vị béo giả,… Vì thế chúng có thể được gọi với cái tên khác như chất tạo đặc hoặc chất làm dày. Xét về mặt an toàn, các loại chất kết dính sử dụng trong ngành thực phẩm thường không gây hại cho người dùng.
Trong lĩnh vực thực phẩm, chúng được gọi với cái tên khác như chất tạo đặc hoặc chất làm dày
3.2. Trong ngành thủy sản
Ngày nay, các trang trại nuôi trồng thủy sản lớn đã chuyển dần sang thiên hướng tự chế tạo thức ăn cho tôm cá. Cách làm này không chỉ tăng năng suất và chất lượng mùa vụ mà còn giúp tiết kiệm chi phí cho bà con. Vì vậy chất kết dính cũng đóng vai trò cần thiết trong thức ăn cho cá, tôm. Chúng giúp thức ăn tồn tại trong nước được lâu hơn mà không bị thất thoát dinh dưỡng khi tiếp xúc với nước. Bên cạnh đó, chúng giúp tăng dinh dưỡng cho cá, giúp thức ăn mềm hơn để phù hợp với nhiều loại thủy sản không ăn được thức ăn cứng
3.3 Trong lĩnh vực xây dựng
Trong xây dựng, chất kết dính có lợi thế so với các phương pháp cố định cơ học khác như vít hoặc đinh vì có diện tích cố định lớn hơn, từ đó giúp tải trọng của vật liệu được phân bổ đồng đều hơn. Liên kết do chúng tạo nên cũng bền và an toàn hơn. Chúng được ứng dụng rất đa dạng, cụ thể như: dùng làm chất dán ghép các tấm gỗ trong sản xuất nội thất, lát sàn nhà; liên kết các bộ phận kim loại khi gia công và sản xuất; kết nối các vật liệu rời rạc như sỏi, đá, cát, tạo thành bê tông ứng dụng xây nhà,…
Chúng được dùng làm chất dán ghép các tấm gỗ trong sản xuất nội thất
3.4 Một số ứng dụng khác
-
Sản xuất cao su: CKD giúp liên kết các hạt cao su thành một cấu trúc chắc chắn. Đồng thời giúp tăng độ dẻo và bền của sản phẩm
-
Bảo dưỡng ô tô: Các chi tiết xe được bảo dưỡng bằng CKD. Chúng khắc phục các vết hở nối, vết nứt và gia cố lại các bề mặt linh kiện bị hư hỏng
-
Chế tạo gốm: Chúng có tác dụng liên kết các mảnh gốm để tạo nên các tác phẩm gốm hoàn chỉnh
-
Chế tạo mạch điện tử: CKD giúp liên kết các linh kiện điện tử có trong bảng mạch, đồng thời gia cố chất lượng của bảng mạch
-
Chế tạo thành phẩm y tế: CKD giúp đảm bảo độ kín, độ bền và tính an toàn của các thành phẩm y tế.
Trên đây là những kiến thức về chất kết dính và ứng dụng của chúng trong cuộc sống. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc đã hiểu thêm về loại chất này và có thêm nhiều lựa chọn cho mình.