Tổng hợp 8 loại bệnh ở tôm thường gặp nhất

Tổng hợp 8 loại bệnh ở tôm thường gặp nhất

Bệnh ở tôm thường rất đa dạng và xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Để đạt được những vụ mùa thành công, chúng ta cần phải hiểu và biết cách xử lý cũng như phòng trị các bệnh này. Bài viết này sẽ tổng hợp 8 loại bệnh ở tôm thường gặp và cách phòng tránh hiệu quả, giúp đảm bảo hệ thống nuôi tôm có sự ổn định và bền vững.

 

 

1. Các bệnh ở tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng bị nhiễm bệnh thường do virus, vi khuẩn, kí sinh trùng gây ra. Sau đây là các bệnh thường gặp ở tôm thẻ chân trắng.

1.1.  Bệnh hoại tử gan tụy ở tôm thẻ

Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm, hay còn gọi là EMS/AHPND, được gây ra bởi chủng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus. Loại vi khuẩn này có độc tính cực cao, có thể dẫn đến tình trạng chết hàng loạt của tôm nếu không phát hiện kịp thời. Khi tôm bị bệnh thường có những biểu hiện sau:

  • Tôm ngừng ăn, bơi chậm. Vỏ tôm mềm và tỷ lệ chết cao.

  • Gan tụy của tôm bị teo hoặc sưng, có màu nhợt nhạt hoặc màu trắng.

  • Ruột tôm không có thức ăn hoặc xảy ra tình trạng bị đứt đoạn.

Bệnh hoại tử gan tuỵ ở tôm thẻ

Bệnh hoại tử gan tuỵ ở tôm thẻ

1.2. Bệnh đốm đen trên tôm

Bệnh đốm đen là bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm thẻ chân trắng, nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn (NHPB). Khi bị nhiễm bệnh, cơ thể của tôm thẻ chân trắng sẽ xuất hiện các đốm đen nhỏ hoặc mảng đen lớn trên vỏ; đuôi tôm mỏng; các vảy râu trên tôm bị hư hại.

Hiện nay, bệnh đốm đen trên tôm thẻ chân trắng chưa có phương pháp điều trị triệt để. Thay vào đó, cần duy trì môi trường nuôi trong sạch, cân bằng các yếu tố môi trường như pH, oxy hòa tan; sử dụng nguồn giống có chất lượng tốt để phòng ngừa bệnh ở tôm.

Bệnh đốm đen

Bệnh đốm đen

1.3. Bệnh đuôi đỏ Taura ở tôm thẻ chân trắng

Bệnh Taura ở tôm thẻ chân trắng được gây ra bởi virus có tên là Taura syndrome virus (TSV), với tỷ lệ tử vong dao động từ 40-90% tùy thuộc vào kích thước của tôm. Các dấu hiệu nhận biết tôm nhiễm bệnh là:

  • Thân tôm (bao gồm phần đuôi và chân bơi) có màu đỏ nhạt.

  • Tôm yếu, bơi lờ đờ trên mặt nước, vỏ mềm, ruột rỗng; tốc độ tăng trưởng chậm.

  • Trong giai đoạn cấp tính của bệnh, tôm thường chết với tỷ lệ cao và tốc độ lây lan nhanh trong giai đoạn lột xác.

Bệnh đuôi đỏ Taura trên tôm thẻ chân trắng

Bệnh đuôi đỏ Taura trên tôm thẻ chân trắng

2. Các loại bệnh ở tôm sú

Các loại bệnh ở tôm sú đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau và rất đa dạng. Dưới đây là một số loại bệnh ở tôm sú phổ biến cũng như các dấu hiệu nhận biết:

2.1. Bệnh đốm trắng trên tôm sú

Bệnh đốm trắng là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất đối với ngành nuôi tôm sú. Nguyên nhân gây ra bệnh có thể là do một trong ba yếu tố gồm virus WSSV (White Spot Syndrome Virus), hoặc vi khuẩn BWSS (Bacterial White Spot Syndrome), hoặc cũng có thể do hàm lượng Canxi và Magie trong nước ao nuôi cao khiến tôm hấp thụ quá nhiều làm xuất hiện đốm trắng trên vỏ.

Khi bị bệnh, tôm sú thường có những biểu hiện như:

  • Tôm ăn nhiều đột ngột, sau đó giảm dần, bơi lờ đờ ở mặt nước hoặc trôi dạt vào bờ.

  • Xuất hiện nhiều đốm trắng với kích thước khoảng 0,5 đến 2,0mm ở vỏ tôm, nhiều nhất ở vỏ đầu ngực và đốt số 6, sau đó lan ra toàn thân.

  • Hoạt động lột vỏ chậm lại, tốc độ phát triển chậm và chết rải rác.

Bệnh đốm trắng trên tôm sú

Bệnh đốm trắng trên tôm sú

2.2. Bệnh đầu vàng trên tôm sú

Bệnh đầu vàng là loại bệnh lây truyền theo đường ngang, do virus trung gian mang mầm bệnh và lây truyền cho tôm nuôi trong ao. Bệnh xảy ra khi tôm từ 50 ngày tuổi. Bệnh này được gây ra bởi virus Yellow Head Disease Virus (YHV) và Gill-Associated Virus (GAV).

Tôm sú đầu vàng có các triệu chứng sau:

  • Biểu hiện ban đầu là tôm bắt mồi nhanh hơn bình thường, sau đó bỏ ăn hoàn toàn.

  • Toàn thân tôm sú có màu nhợt nhạt, phần đầu ngực phồng lên và có màu vàng.

  • Một số con có biểu hiện lờ đờ, bơi chậm chạp ở mặt nước gần bờ ao.

  • Tôm chết rất nhanh trong vài ngày phát bệnh từ 3-5 ngày.

Bệnh đầu vàng ở tôm sú

Bệnh đầu vàng ở tôm sú

2.3. Bệnh phân trắng ở tôm

Nguyên nhân gây bệnh phân trắng ở tôm là do nhóm vi khuẩn Vibrio. Tuy nhiên, có một số nghiên cứu cho rằng, nguyên nhân chính là do ký sinh trùng Gregarine. Ký sinh trùng này gây tổn thương cho ruột tôm, tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn có hại xâm nhập và gây ra nhiều loại bệnh ở tôm.

Dấu hiệu giúp người nuôi tôm nhận biết tôm bị nhiễm bệnh phân trắng là:

  • Tôm có màu sắc nhợt nhạt, mất sắc tố; tôm biếng ăn, ít vận động.

  • Tôm có phân trắng đục hoặc vàng nhạt, thường nổi trên mặt ao và dồn vào góc ao.

  • Tôm gầy yếu, lớp vỏ mềm, gan tụy sưng to, mềm nhũn.

  • Tỷ lệ chết của tôm tăng cao khoảng 30% trong thời gian ngắn.

Bệnh phân trắng ở tôm sú

Bệnh phân trắng ở tôm sú

3. Dịch bệnh thường gặp ở tôm hùm

Tôm hùm, là loại hải sản có giá trị dinh dưỡng cao, nhưng hay gặp tình trạng dịch bệnh, làm giảm sản lượng. Dưới đây là một số loại bệnh ở tôm hùm thường gặp:

3.1. Bệnh đen mang trên tôm hùm

Bệnh đen mang là bệnh thường gặp ở tôm hùm, xảy ra do môi trường nuôi tôm bị ô nhiễm, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm Fusarium phát triển, gây ra hiện tượng mang tôm bị đen. Bên cạnh đó, hàm lượng cao của các khí độc như NH3 và NO2 trong ao nuôi cũng có thể gây đen mang, dẫn đến tỷ lệ chết cao ở tôm.

Bệnh đen mang thường xảy ra ở tôm hùm giai đoạn trưởng thành. Khi tôm bị nhiễm bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Mang của tôm hùm chuyển sang màu đen. Nếu nặng sẽ lan sang chân và đuôi tôm.

  • Tôm trở nên suy yếu, ăn ít hơn và tăng trưởng chậm lại.

  • Tôm lười vận động, thường nổi lên mặt nước hoặc bị trôi dạt vào bờ ao.

Tôm hùm đen mang

Tôm hùm đen mang

3.2. Bệnh sữa ở tôm hùm

Tác nhân gây bệnh sữa ở tôm hùm được cho là do vi khuẩn nội kí sinh Rickettsia-like gây ra. Vi khuẩn này tấn công hệ thống miễn dịch của tôm, khiến tôm mất khả năng đối phó với các tác nhân gây bệnh ở tôm khác.

Triệu chứng của bệnh sữa ở tôm hùm bao gồm:

  • Dịch sữa màu trắng đục thoát ra từ khớp của các đốt chân hoặc khi di chuyển cơ thể.

  • Tôm hùm bị nhiễm bệnh sẽ yếu đi, ăn ít hoặc bỏ ăn và di chuyển khó khăn.

  • Màu sắc tôm nhạt đi sau 3-5 ngày bị nhiễm bệnh, các đốt ở phần bụng trên cơ thể mất đi sắc tố chuyển sang màu trắng đục.

  • Tỷ lệ chết cao sau khi nhiễm bệnh từ 9 – 12 ngày, nếu không được điều trị kịp thời.

Bệnh sữa trên tôm hùm

Bệnh sữa trên tôm hùm

4. Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh ở tôm

Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh ở tôm là do xử lý nước ao nuôi tôm không tốt, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus, nấm hoặc ký sinh trùng phát triển và gây bệnh ở tôm.

4.1. Nguyên nhân do xử lý nước nuôi tôm không tốt

Xử lý nước trong nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong việc tạo môi trường sống lý tưởng để tôm phát triển khỏe mạnh và phòng chống bệnh ở tôm. Tuy nhiên, nếu không thực hiện đúng cách, quá trình này có thể gây hại đến sức khỏe tổng thể của tôm.

Nước nuôi tôm có thể bị ô nhiễm bởi thức ăn dư thừa, phân tôm, tảo phát triển, tích tụ thành hợp chất hữu cơ lơ lửng trên bề mặt nước. Trong nước thải chứa nhiều dư lượng thuốc kháng sinh, hóa chất và vi sinh vật gây bệnh ở tôm. Bên cạnh đó, sử dụng hóa chất xử lý không đúng liều lượng có thể gây hại cho tôm.

4.2. Giải pháp xử lý nước ao nuôi

Để phòng bệnh cho tôm, việc xử lý nước ao nuôi bằng hóa chất Chlorine là cần thiết. Quá trình xử lý nước đúng cách sẽ giúp khử trùng nước và phòng ngừa bệnh ở tôm hiệu quả. Người nuôi cần chuẩn bị hệ thống ao lắng xử lý nước bằng Chlorine trước khi cấp vào ao nuôi, sau đó ủ men vi sinh để tạo màu nước tự nhiên và cân bằng môi trường ao nuôi.

Thông thường, Chlorine được pha với nước theo tỷ lệ 5-6g/l sau đó sử dụng với liều lượng như sau:

  • Khử trùng máy móc, dụng cụ, bể chứa: 100 – 200 ppm

  • Xử lý bệnh ở tôm do ký sinh trùng: 0,1 – 0,2 ppm

  • Xử lý bệnh trên tôm do vi khuẩn gây ra: 1 – 3 ppm

  • Khử trùng đáy ao nuôi tôm: 50 – 100 ppm

  • Khử trùng nước ao, hồ: 20 – 30 ppm

Đây là liều sử dụng tham khảo, liều lượng Chlorine cần dùng có thể thay đổi tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý, độ pH, và nhiệt độ của nước ao.

Chọn Chlorine từ các nhà cung cấp uy tín, ưu tiên sản phẩm Việt Nam với chất lượng cao, ít tạp chất và giá cả hợp lý. Chlorine 70% (Calcium Hypochlorite) của Hóa Chất  là một lựa chọn đáng tin cậy, được đánh giá cao về chất lượng do công ty tự sản xuất và phân phối trên toàn quốc.

5. Đơn vị cung cấp hoá chất Chlorine xử lý nước nuôi tôm

Xử lý nước ao nuôi tôm vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng và sản lượng của tôm. Việc sử dụng hóa chất Chlorine của , một đơn vị sản xuất Chlorine uy tín tại Việt Nam, giúp tạo môi trường nước nuôi sạch và thuận lợi cho tôm sinh trưởng.

Sản phẩm Chlorine  đảm bảo chất lượng ngang với hàng nhập khẩu và mức giá tốt nhất trên thị trường hoá chất. Chlorine được đóng thùng 45kg, sử dụng phổ biến trong xử lý nước thải nuôi tôm, đảm bảo an toàn, tạo môi trường lý tưởng và phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Chlorine 

Hy vọng bài viết đã chia sẻ toàn bộ thông tin về các loại bệnh ở tôm cũng như cách xử lý nước nuôi tôm bằng Chlorine đúng cách và hiệu quả. Nếu bạn còn thắc mắc cần tư vấn chi tiết về cách sử dụng Chlorine,

Để lại bình luận

Đã thêm vào giỏ hàng

0 Scroll
032 849 2642
0328492642