KNO3 là gì? Chúng là một một hợp chất hoá học và có tên gọi là Kali Nitrat hoặc Potassium Nitrate. Hợp chất được ứng dụng khá phổ biến trong cuộc sống cũng như các lĩnh vực sản xuất khác nhau. Bài viết hôm nay, hãy cùng =tìm hiểu sâu hơn về hợp chất hoá học này nhé!
KNO3 là gì?
Khái niệm cơ bản của hợp chất KNO3 là gì?
KNO3 là một hợp chất hoá học hay thường được gọi là Kali Nitrat hoặc là Potassium Nitrate. Đây là muối ion của ion kali K+ và ion nitrat NO3-, tồn tại dưới dạng bột màu trắng. Và được sử dụng làm một tiêu thạch khoáng sản và là một nguồn rắn tự nhiên của nitơ.
Kali nitrat tan tốt trong nước (13,3 g/100 mL (0 °C), 36 g/100 mL (25 °C), 247 g/100 mL (100 °C)) . Đây cũng là chất không tan trong glycerol, amoni nitrat cũng tan trong etanol. Bên cạnh đó, kali nitrat có tính Oxi hoá cực cao. Và nó sẽ bị nhiệt phân biến thành kali Nitrit và Oxi.
Về pha chế, hoà tan NaNO3 và KCl với liều lượng bằng nhau vào nước lọc. NaCl kết tinh ở 30 độ C, tách hết chất rắn ra khỏi dung dịch. Sau đó làm lạnh xuống 22oC để KNO3 kết tủa.
Những tính chất đặc trưng của hợp chất KNO3 là gì?
Để nhận biết được KNO3, chúng ta có thể dựa trên các tính chất đặc trưng của hợp chất. Với các phản ứng hoá học đặc trưng hoặc ngoại quan của hợp chất thông qua:
Những tính chất đặc trưng của hợp chất KNO3 là gì?
Tính chất vật lý của KNO3 – Kali Nitrat
KNO3 là một chất rắn màu trắng, không mùi, có khối lượng mol: 101,103 g/mol. Hợp chất có khối lượng riêng là 2,109 g/cm3 (16 °C) và tan nhanh trong nước. Điểm nóng chảy là 334 °C và phân huỷ ở nhiệt độ 400 °C.
Đây là một loại muối ít tan trong etanol nhưng dễ tan trong glycerol, amoni.
Tính chất hoá học của KNO3
Kali nitrat – KNO3 là hợp chất có tính oxi hóa rất cao, thể hiện thông qua các phản ứng tiêu biểu như:
-
Phản ứng nhiệt phân KNO3 để tạo nên kali Nitrit và Oxi ở điều kiện nhiệt độ cao với phương trình: KNO3 → KNO2 + O2.
-
Phản ứng với axit HCl cho ra muối mới và axit mới: KNO3 + HCl -> HNO3 + KCl
-
KNO3 không xảy ra phản ứng với MgCl2 vì phản ứng trao đổi ion trong hỗn hợp các chất trên chỉ xảy ra khi các ion kết hợp lại với nhau. Hình thành nên ít nhất một trong các chất sau: chất kết tủa, chất dẫn điện yếu, chất khí. Phản ứng này không thoả mãn điều kiện trên, do đó không xảy ra.
Ngoài các phản ứng đơn giản như tác dụng với dung dịch axit, dung dịch kiềm hay trao đổi gốc axit với dung dịch muối. KNO3 còn có khả năng làm tham gia một số phản ứng đặc trưng để thu về các hợp chất phức tạp như:
-
Phản ứng với dung dịch kiềm NaOH: 3KNO3 + 5 NaOH + 8Al + 2H2O → 3 KAlO2 + 3 NH3 + 5NaAlO2
-
Phản ứng với H2SO4 đặc ở nhiệt độ cao: KNO3 + H2SO4 đặc → HNO3 + KHSO4
-
Phản ứng với Mg và HCl: Mg +KNO3 + HCl → Mg (NO3)2 + N2 + KCl + H2O
-
Phản ứng với NaCl: KNO3 + NaCl → KCl + NaNO3
Ứng dụng quan trọng của KNO3 trong đời sống, công nghiệp
Như đã đề cập, KNO3 được ứng dụng khá phổ biến trong đời sống hàng ngày cũng như là sản xuất. Đặc biệt là công nghệ chế tạo thuốc súng và ngành phân bón chăn nuôi.
Ứng dụng KNO3 trong ngành nông nghiệp
Ứng dụng KNO3 trong ngành nông nghiệp
Kali Nitrat (KNO3) là một loại phân bón cung cấp các chất dinh dưỡng dạng đa lượng đối với các loại cây trồng. Hợp chất là nguồn cung cấp Kali dồi dào, là nguồn dinh dưỡng thiết yếu đối với quá trình sinh trưởng của cây trồng và hoạt động bình thường của cây.
Cation kali (K+) đóng một phần quan trọng đối với rất nhiều hoạt động trao đổi chất ở trong mô. Giúp điều tiết và tham gia vào một số hoạt động cung cấp quản lý nước của cây trồng. Bên cạnh đó, nó giúp cho cây khoẻ hơn và có năng suất cây trồng cao hơn.
Sau khi được phun dung dịch chứa KNO3 vào đất sẽ giúp đất bớt chua, đó là do phản ứng với kiềm trong đất. Giúp cải thiện tình trạng thiếu nước và giúp tiết kiệm nước tưới tiêu trong suốt quá trình trồng trọt.
KNO3 cũng là thành phần quan trọng không thể thiếu trong dinh dưỡng thuỷ canh. Quyết định nhiều tới quá trình sinh trưởng của từng giống cây. Nếu thiếu Kali hoặc Nitrat sẽ gây nên tình trạng như cháy mép lá, đốm đen lá hay vàng lá. KNO3 còn giúp kháng khuẩn, các loại nấm gây hại, côn trùng và virus. Giảm bớt khả năng hấp thụ Clo của cây, giúp kháng lại các yếu tố gây bệnh của Natri.
Ứng dụng trong ngành chế tạo thuốc súng
Ứng dụng trong ngành chế tạo thuốc súng
Nhắn đến KNO3 không thể không nhắc đến thành phần chính để chế tạo thuốc nổ đen với công thức: 75% KNO3, 10% S và 15% C. Khi cháy, nó sẽ tạo ra hỗn hợp kali sunfua, khí nitơ và khí CO2, với công thức như sau:
2KNO3 + 3C + 5S → K2S + N2 + 3CO2
Ngoài ra, hợp chất KNO3 cũng được dùng để chế tạo nên một số hợp chất muối.
Ứng dụng KNO3 trong ngành chế biến thực phẩm
Ứng dụng KNO3 trong ngành chế biến thực phẩm
KNO3 là chất phụ gia thực phẩm (E252), đây là một trong những chất giúp bảo vệ thực phẩm khỏi ôi thiu. Hay nói một cách dễ hiểu thì hợp chất này là chất bảo quản thực phẩm. Giúp làm kéo dài thời gian sử dụng và tránh thực phẩm bị xâm nhập bởi vi khuẩn bên ngoài.
Một số ngành nghề khác
Ngoài những ngành sản xuất tiêu biểu đã nêu trên, KNO3 được dùng để sản xuất kem đánh răng. Thành phần chính là KNO3 sẽ là tăng thêm tính hữu dụng cho kem, đặc biệt là dành cho răng nhạy cảm.
Không chỉ có thế, Kno3 còn được ứng dụng vào ngành công nghiệp dược phẩm, y dược. Hợp chất được dùng để hỗ trợ chữa bệnh hen suyễn và viêm phế quản hiệu quả.
Ưu điểm nổi bật khi sử dụng phân bón KNO3 cho cây
Ưu điểm nổi bật khi sử dụng phân bón KNO3 cho cây
Kali nitrat – KNO3 là phân bón hữu cơ có thể hoà tan trong nước một cách nhanh và dễ dàng. Hợp chất có thể hoà tan ở nhiệt độ thường, kể cả những trường hợp nhiệt độ nước tăng nhanh. Kali nitrat không hút ẩm, chúng thường được bảo quản trong các thùng chứa với khối lượng lớn. Tuy nhiên việc không hấp thụ hơi ẩm có thể xảy ra kẹt cứng và vận chuyển khó.
Phân bón KNO3 được đánh giá là một trong những loại phân bón không thể thiếu đối với cây trồng. Hợp chất có thể được sử dụng để bón cho nhiều loại cây trồng khác nhau. Đặc biệt là có thể bón kết hợp cùng nhiều loại phân khác. Không xảy ra tình trạng kết tủa làm tắc nghẽn hệ thống tưới phun cho cây trồng.
Liều lượng sử dụng phân bón KNO3 an toàn đối với cây trồng
Tùy theo mỗi loại cây trồng sẽ có một liều lượng bón và cách pha kali nitrat khác nhau, cụ thể như sau:
-
Lúa, ngô (bắp), các loại cây lương thực khác: Pha loãng khoảng 80 – 100g/bình 8 lít nước, tưới trước và sau khi trổ bông 7 – 10 ngày, mỗi đợt tưới 2 lần.
-
Các loại cây ăn quả: Pha 100 – 150g/bình 8 lít nước phun trước khi trổ hoa, khi có trái non và sau khi thu hoạch. Nhằm kích thích cây phục hồi, mỗi đợt phun 2 – 3 lần cách nhau khoảng 5 – 10 ngày.
-
Các loại cây công nghiệp: Pha loãng lượng KNO3 tương ứng 80 – 100g/bình 8 lít nước phun trước khi trổ hoa và sau khi có trái, mỗi đợt phun 2 – 3 lần cách nhau 10 – 15 ngày.
-
Các cây hoa và cây cảnh: Pha khoảng 25 – 50g/bình 8 lít nước phun ngay sau khi thu hoạch 15 – 20 ngày.
Vậy tóm lại, KNO3 là gì? KNO3 là hợp chất màu trắng và được ứng dụng phổ biến nhất để làm phân bón nông nghiệp. Chúng ta có thể dễ dàng tiếp xúc với hợp chất KNO3 thông qua thực phẩm, nhu yếu phẩm hàng ngày. Vậy thì thông qua bài viết, hy vọng Hóa chất đã mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích về KNO3 là gì