Glycerin là gì? Công thức, tính chất và ứng dụng của glycerin

Glycerin là gì? Nếu bạn là người yêu thích làm đẹp thì chắc hẳn đã từng một lần nghe qua chất dưỡng ẩm glycerin rồi phải không? Tuy nhiên, không chỉ là thành phần quan trọng trong các dòng mỹ phẩm, mà còn được ứng dụng trong nhiều ngành khác như công nghiệp, công nghệ thực phẩm. Bài viết này,  sẽ giới thiệu chi tiết những thông tin về Glycerin và tất tần tật những điều liên quan đến chúng.

 

 

Glycerin là một loại rượu trihydroxyal alcohol

Glycerin là một loại rượu trihydroxyal alcohol

1. Glycerin là gì?

Glycerin được biết đến là một loại rượu trihydroxyal alcohol , tồn tại dưới dạng chất lỏng, không mùi, không màu, có vị ngọt và có nguồn gốc từ thực vật. Trong quá trình chuyển hóa lipid và carbohydrate, glycerin là chất trung gian được tạo thành. Hợp chất này đóng vai trò là một dung môi trong công nghệ sản xuất dược mỹ phẩm.

Ngoài ra, glycerin có khả năng hút ẩm từ không khí xung quanh và có thể giữ ẩm cho làn da. Một nghiên cứu cho rằng, Glycerin chín là yếu tố giữ ẩm tự nhiên của da. Đó là lý do tại sao mà glycerin lại phù hợp với mọi loại da, mọi lứa tuổi.

Glycerin được phát hiện lần đầu vào năm 1778 bởi nhà khoa học người Thụy Điển, Carl Wilhelm Scheele.

Chất lỏng này còn có nhiều tên gọi khác như: glycerin, glyxerin, glycerol, glyxerol,…

2. Công thức hóa học của glycerin 

Glycerin là một loại rượu đa chức trihydroxyal alcohol, được tạo ra từ sự liên kết gồm gốc hyđrocacbon C3H5 và 3 nhóm –OH.

Công thức hóa học: C3H5(OH)3

Công thức phân tử: C3H8O3

Glycerin có công thức hóa học là C3H8O3

Glycerin có công thức hóa học là C3H8O3

3. Tính chất lý hóa nổi trội của Glycerin

Tiếp theo, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về tình chất vật lý và tính chất hóa học của glycerin nhé.

3.1.Tính chất vật lý

C3H8O3 tồn tại dưới dạng chất lỏng, không màu, không mùi. Khối lượng riêng là 1,261 g/cm3, điểm nóng chảy là 17,8 độ C. Ngoài ra, glycerin có điểm sôi ở 290 độ C, độ nhớt là 1,412 Pa·s và điểm bắt lửa là 160 độ C đối với cốc kín, 176 độ C với cốc hở.

3.2.Tính chất hóa học

Với tính chất hóa học, Glycerine có tính chất phân cực.

Glycerin tác dụng với Na

6Na + 2C3H5(OH)3 → 3H2 + 2C3H5(ONa)3

Glycerin tác dụng với axit HCl

C3H5(ONa)3 + 2HCl → C3H5OHCl2 + 2H2O

Glycerin tác dụng với Cu(OH)2

Cu(OH)2 + 2C3H5(OH)→ 2H2O + [C3H5(OH)2O]2Cu

 

4. Phương thức điều chế Glycerin

Để điều chế Glycerin, ta có thể sử dụng 3 cách sau:

  • Bằng quy trình Epichlorohydrin, glycerin được sản xuất từ Propylene.

  • Thông qua quá trình sản xuất dầu Diesel, ta thu được glycerin, tuy nhiên lượng glycerin thu về quá ít, không mang lại được hiệu quả về kinh tế.

  • Bên cạnh đó, glycerin còn là sản phẩm phụ của quá trình xà phòng hóa chất béo với dung dịch kiềm KOH hoặc NaOH.

5. 3 ứng dụng nổi bật của Glycerin trong cuộc sống hàng ngày

Ngoài những ứng dụng đa dạng và nổi bật trong ngành mỹ phẩm, glycerin còn được ứng dụng cả trong ngành công nghiệp thực phẩm và các ngành công nghiệp khác. Vậy những ứng dụng đó là gì, hãy cùng  tìm hiểu nhé

5.1. Trong mỹ phẩm

Hiện nay, glycerin là thành phần chính trong nhiều sản phẩm dưỡng da, chăm sóc da cho chị em phụ nữ.

C3H8O3 là thành phần chính trong nhiều sản phẩm dưỡng và chăm sóc da

C3H8Olà thành phần chính trong nhiều sản phẩm dưỡng và chăm sóc da

Cấp ẩm, dưỡng ẩm và làm mềm da

  • Nhờ khả năng hấp thụ nước từ bên ngoài giúp giảm thiểu sự mất nước do sự bốc hơi trong da nhờn, giúp giữ làn da luôn ngậm nước.

Với thành phần cấu tạo chứa 3 nhóm –OH dài hơn nhiều so với các loại rượu đơn chất thường chỉ có 1 nhóm –OH, Glycerin giúp duy trì độ ẩm và làm mềm da.

Ngăn ngừa lão hóa 

  • Do glycerin là chất oxy hóa, có chứa rất nhiều oxy tự do. Khi oxy phản ứng với phân tử của các thành phần khác tạo thành hợp chất. Chúng có thể giúp tái tạo tế bào ở lớp biểu bì, tăng cường lipid giúp da giảm sần sùi, thô ráp.

Bên cạnh đó, C3H8O3  còn có khả năng hạn chế sự sản sinh của nhiều axit béo. Từ đó, lớp hạ bì của da được tăng cường Collagen, giúp duy trì được độ đàn hồi cho da. Chính vì vậy, glycerin làm chậm quá trình lão hóa da, ngăn chặn hình thành những nếp nhăn.

Hỗ trợ điều trị mụn trứng cá

  • Những loại sản phẩm trị mụn hiện nay không thể thiếu thành phần glycerin. Bởi C3H8O3 không gây mụn đầu đen, mụn trứng cá hay tắc lỗ chân lông. Bên cạnh đó, glycerin còn có khả năng kháng khuẩn, ngăn chặn sự hình thành của mụn, bảo vệ da khỏi viêm nhiễm.

Làm sạch da mặt

  • Nhờ sở hữu cấu trúc phân tử, Glycerin có công dụng ngăn ngừa da bị kích ứng trong quá trình làm sạch và duy trì hàm lượng hydrat hóa. Đồng thời, giúp cho glycerin có thể loại bỏ dầu bám trên da, loại bỏ những bụi bẩn, cũng như duy trì lớp da bên ngoài ở trạng thái tốt nhất.

Làm mềm da tay

  • Nếu bạn đang sở hữu bàn tay khô và thô ráp thì glycerin chắc hẳn là sự lựa chọn thích hợp. Với những tính chất nổi bật, Glycerin có khả năng dưỡng ẩm, giúp những bàn tay khô trở nên mềm mịn hơn.

C3H8O3 là sự lựa chọn thích hợp cho bàn tay khô và thô ráp

C3H8O3 là sự lựa chọn thích hợp cho bàn tay khô và thô ráp

Ngăn bức xạ của tia UVA – UVB

  • Bên cạnh đó, glycerin còn là thành phần quan trọng trong một số dòng sản phẩm kem chống nắng, với khả năng ngăn chặn sự bức xạ của các tia UVA – UVB ở một mức độ nhất định.

Giữ ẩm cho môi

  • Đối với những trường hợp môi khô hoặc nứt nẻ, các loại son dưỡng có chứa thành phần Glycerin sẽ là giải pháp hữu hiệu. Bởi vào mùa đông, môi của chúng ta thường bị khô nứt hoặc thậm chí là chảy máu, việc sử dụng son dưỡng có chứa glycerin sẽ giúp giữ ẩm và mềm da môi.

Dưỡng tóc

  • Việc kết hợp glycerin với nước theo tỷ lệ 1:4 sẽ mang lại cho bạn mái tóc suôn mượt đến khó tin. Hoặc khi gội đầu, có thể thêm vài giọt glycerin vào dầu gội có thể giữ ẩm hiệu quả cho tóc.

Kem cạo lông

  • Sau khi cạo, hãy bôi Glycerin vào vùng da cạo lông, để da không bị kích ứng, ngứa rát và mẩn đỏ.

5.2. Trong công nghiệp thực phẩm

Đối với ngành thực phẩm, glycerin thường được sử dụng như một chất tạo ẩm, bảo quản và chất tạo ngọt. Bên cạnh đó, hợp chất này còn dùng làm chất độn trong các sản phẩm ít béo như bánh ngọt.

C3H8O3 thường được sử dụng như một chất tạo ẩm, bảo quản và chất tạo ngọt.

C3H8O3 thường được sử dụng như một chất tạo ẩm, bảo quản và chất tạo ngọt

Mặc dù có thể thay thế cho đường, nhưng không làm tăng lượng đường huyết trong máu, cũng như các bệnh về răng miệng. Ngoài ra, glycerin còn góp mặt trong quá trình sản xuất bơ và mỡ thực vật.

5.3. Trong công nghiệp khác

Chất chống đông:

  • Với khả năng hình thành liên kết hydro mạnh đối với phân tử nước và phá vỡ sự hình thành mạng tinh thể băng tuyết.

Làm hoá chất trung gian:

  • Glycerin là một trong những nguyên liệu dùng để sản xuất glycerol trinitrate  hoặc nitroglycerine và một số loại thuốc nổ khác.

Ngoài ra, Glycerine còn được dùng để sản xuất polyurethan ứng dụng trong sơn, mực và chất phủ và nhựa alkyd.

6. Hướng dẫn sử dụng Glycerin chăm sóc da mang lại hiệu quả

Đối với mỗi làn da, Glycerin có cách thức hoạt động và đóng vai trò khác nhau. Nhưng dù vậy, chung quy lại đều hướng đến một mục đích là một làn da chắc khỏe từ sâu bên trong. Đặc biệt, glycerin đều lành tính đối với các loại da.

Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể tạo ra các sản phẩm chăm sóc da hiệu quả bằng cách tự chế glycerin theo những phương pháp dưới đây:

Xịt dưỡng ẩm cho da

Nguyên liệu:

  • Nước hoa hồng: 40ml

  • Glycerin: 20ml

  • Nước cất: 100ml

  • 1 bình xịt phun sương

Cách làm:

Trước tiên, cho các nguyên liệu trên đã chuẩn bị vào bình xịt, sau đó lắc đều để sử dụng. Xịt dưỡng ẩm cho da có khả năng giữ nước, làm mềm da. Đồng thời giúp cân bằng độ pH của da và làm se khít lỗ chân lông.

Mặt nạ dưỡng da

Để làm mặt nạ dưỡng da với glycerin, bạn có thể tham khảo 2 cách sau:

Cách 1: Khi đắp mặt nạ, bạn có thể trộn glycerin với mặt nạ thường dùng để tăng khả năng cấp ẩm cho da. Tuy nhiên, do mặt nạ đã có chất cấp ẩm nên chỉ cần dùng một lượng nhỏ.

Cách 2: Trộn đều gel nha đam cùng glycerin rồi thoa lên da trong thời gian 10 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch.

Hướng dẫn làm mặt nạ dưỡng da với C3H8O3

Hướng dẫn làm mặt nạ dưỡng da với C3H8O3

Son dưỡng môi

Trước khi đi ngủ, hãy thoa hỗn hợp glycerin và dầu dừa (với tỉ lệ 1:1) lên môi. Chỉ cần 2 tuần, bạn sẽ thấy được sự khác biệt.

7.Tác dụng phụ của Glycerin

Theo nghiên cứu, glycerin từ tự nhiên nên hầu như không có bất kỳ tác dụng phụ nào. Tuy nhiên, nếu không biết cách sử dụng hoặc sử dụng với liều lượng bừa bãi, nó có thể gây ra những tác dụng phụ đối với làn da và cơ thể của bạn.

Theo tiêu chuẩn của FDA, các sản phẩm chăm sóc da với nồng độ lên đến 5%, glycerin an toàn và có thể thoải mái sử dụng tại chỗ. Nếu nồng độ trên 5%, khả năng kích ứng và xuất hiện tác dụng phụ trên da sẽ cao hơn. Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn cho da và ngăn ngừa tác dụng phụ, bạn nên lựa chọn những sản phẩm có chứa glycerin ở ngưỡng an toàn.

 Ngoài ra, tùy thuộc vào cơ địa của từng người nên cũng có nhiều trường hợp bị dị ứng trên da. Khi sử dụng nêu thấy xuất hiện bất cứ triệu chứng nào như ngứa, mẩn đỏ,..thì hãy ngừng sử dụng những sản phẩm đó. Đối với làn da nhạy cảm, dễ kích ứng, bạn nên kiểm tra mức độ thích ứng trên vùng da nhỏ trước khi thoa lên mặt.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn sức khỏe của chính mình ,trước khi sử dụng bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ xem da bạn có phù hợp hay không.

8.Glycerin có độc hại đối với sức khỏe con người hay không?

Do nhu cầu quan tâm đến sức khỏe của mọi người ngày càng tăng cao. Nên Glycerin có độc hại hay không là điều mà rất nhiều bạn quan tâm. Để giải đáp thắc mắc này, hãy cùng  tìm hiểu những dữ liệu sau đây nhé:

Tiêu chuẩn CIR – Cosmetic Ingredient Review

  • Theo như nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, glycerin không gây đột biến gen. Ngoài ra, một số thí nghiệm với glycerin tổng hợp và tự nhiên cũng không gây ung thư dù được sử dụng qua đường uống trong 2 năm liền.

Chính vì vậy, rạp chí CIR của Mỹ đã chứng minh Glycerin không gây bất kỳ ảnh hưởng nào đối với sức khỏe sinh sản của con người. Đồng thời, dựa vào những thẩm định, xem xét các dữ liệu sẵn có, glycerin hoàn toàn an toàn khi đưa vào sử dụng.

Tiêu chuẩn PDA – Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ 

  • FDA đã công nhận và bổ sung Glycerin vào danh sách các thành phần an toàn. Ngoài ra, Glycerin còn được cấp phép dùng cho các sản phẩm giúp khô tai và chăm sóc mắt, một vài loại thuốc dùng trên da, bảo vệ da.

Tiêu chuẩn EU – Liên minh châu Âu 

  • Theo quy định EU đã được ban hành, glycerin được cấp phép sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân và mỹ phẩm.

9. Lưu ý khi sử dụng Glycerin trong mỹ phẩm

Để tránh những sự cố không may xảy ra, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

Những lưu ý khi sử dụng Glycerin trong mỹ phẩm

Những lưu ý khi sử dụng Glycerin trong mỹ phẩm

  • Đối với làn da nhạy cảm, bạn chỉ nên dùng một lượng nhỏ trên da tay trước để đảm bảo an toàn khi sử dụng.

  • Không nên sử dụng trong môi trường có độ ẩm thấp để tránh vấn đề hút ẩm ngược.

  • Để giảm thiểu tối đa các hiện tượng dư ẩm, bết dính hay kích ứng,… trên da, chỉ nên sử dụng glycerin có nồng độ từ 2 đến 4%.

Tóm lại, qua bài viết trên,  Chemical đã chia sẻ đầy đủ những kiến thức liên quan đến Glycerin chẳng hạn như Glycerin là gì? Tính chất, cách điều chế và những ứng dụng đa dạng của chúng trong đời sống hàng ngày. Do hiện nay có rất nhiều đơn vị cung cấp hóa chất này, khiến người tiêu dùng hoang mang vì không biết đơn vị nào thực sự uy tín. Chính vì vậy, bạn hãy tìm hiểu kỹ lưỡng để lựa chọn cho mình những đơn vị cung cấp uy tín và chất lượng.

Để lại bình luận

Đã thêm vào giỏ hàng

0 Scroll
032 849 2642
0328492642