Giải pháp làm trong nước bể bơi bằng hóa chất hiệu quả, nhanh chóng

Giải pháp làm trong nước bể bơi bằng hóa chất hiệu quả, nhanh chóng

Theo dõi tình trạng và làm trong nước bể bơi là việc cần làm thường xuyên vì bể bơi là môi trường dễ bị vẩn đục, nhiễm khuẩn.  xin chia sẻ tới bạn đọc các giải pháp làm trong nước bể bơi bằng hóa chất hiệu quả mà nhanh chóng trong bài viết này.

 

 

1. Vì sao cần làm trong nước bể bơi?

Bể bơi là một trong những dịch vụ mang lại nhiều lợi nhuận cho ngành du lịch, nghỉ dưỡng. Chất lượng nước bể bơi không tốt sẽ gây ra nhiều hệ lụy xấu như: ảnh hưởng sức khỏe con người, tốn nhiều chi phí vận hành, vi khuẩn phát triển quá mức,… Xử lý và làm trong nước bể bơi sẽ mang tới nhiều lợi ích:

  • Kiềm chế sự phát triển quá mức của vi khuẩn: Môi trường nước hồ bơi nhiễm khuẩn sẽ là môi trường lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Vi khuẩn khiến nước hồ đổi màu, làm đục nước gây mất thẩm mỹ và làm rêu, tảo phát triển, ảnh hưởng sức khỏe và tốn kém chi phí vận hành.

  • Giữ độ bền cho thiết bị: Hồ bơi luôn chứa một lượng hóa chất giúp cân bằng nồng độ pH trong hồ. Hồ bơi có chất lượng nước tốt sẽ giúp các thiết bị trong hồ giữ độ bền tốt hơn, không bị giảm tuổi thọ và xuống cấp nhanh.

  • Bảo vệ sức khỏe người sử dụng: Tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe của người dùng. Chúng là nguyên nhân của các căn bệnh về nấm mốc, da và nhiều mầm bệnh khác. Nước hồ bơi có chất lượng ổn định giúp bảo vệ sức khỏe con người.

Nước hồ bơi có chất lượng ổn định giúp bảo vệ sức khỏe con người, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về da và mắt.

Nước hồ bơi có chất lượng ổn định giúp bảo vệ sức khỏe con người, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về da và mắt

2. Cách làm trong nước bể bơi bằng hóa chất nhanh chóng và hiệu quả

Nước bể bơi bị đục, đổi màu do nhiều cặn bẩn lơ lửng với kích thước rất nhỏ không thể lọc theo cách thông thường hay bị phá hủy bởi quá trình oxy hóa. Vì thế, để làm trong nước bể bơi, người ta thường sử dụng các hóa chất chuyên dụng cho hồ bơi để cân bằng pH, lắng cặn, diệt khuẩn,… Kèm theo đó là các hoạt động đo lường nồng độ pH thường xuyên và sử dụng công cụ lọc. Cụ thể cách làm dưới đây

2.1 Cân bằng nồng độ pH trong bể

Độ pH đạt tiêu chuẩn trong môi trường nước bể bơi là mức 7.2 – 7.6. Khi đó nước có độ trong dễ duy trì, giúp tiết kiệm được hóa chất bảo dưỡng nước bể. Quá trình xử lý nước thành công hay thất bại là do độ cân bằng pH trong nước.

  • Độ pH trong nước bể quá thấp: Các thiết bị trong nước dễ bị ăn mòn, khiến máy lọc bị giảm hiệu quả khi hoạt động. Bên cạnh đó chúng khiến người dùng bị rát da và xót mắt khi bơi.

  • Độ pH trong nước bể quá cao. Nước dễ bị đục, nhiều cặn bẩn lơ lửng. Nước bị nặng và khiến quá trình xử lý nước tốn công sức, chi phí hơn, kém hiệu quả hơn.

Để quá trình làm trong nước hiệu quả, hãy test nồng độ pH và clo trước khi dùng hóa chất trong hồ để có hướng xử lý phù hợp. Sử dụng phenol, OTO để test. Lấy mẫu nước thử tại độ sâu 40cm so với mặt hồ vào ống nghiệm, nhỏ 2-3 giọt phenol vào ống để kiểm tra pH, 2-3 giọt OTO vào ống nếu kiểm tra clo. Đậy nắp và lắc đều sau đó xem kết quả.

  • Nồng độ pH ở trên mức 7.6: dùng axit HCL để hạ độ pH

  • Nồng độ pH ở dưới mức 7.2: sử dụng xút NaOH để tăng độ pH.

Để quá trình làm trong nước hiệu quả, hãy test nồng độ pH và clo trước khi dùng hóa chất trong hồ để có hướng xử lý phù hợp

Để quá trình làm trong nước hiệu quả, hãy test nồng độ pH và clo trước khi dùng hóa chất trong hồ để có hướng xử lý phù hợp

2.2 Làm trong nước bể bơi bằng hóa chất

Tùy vào tình trạng bể bơi mà sử dụng các loại hóa chất với liều lượng phù hợp. Nhìn chung trên thị trường phân ra 4 nhóm hóa chất theo mục đích sử dụng như sau:

  • Nhóm hóa chất dùng khử trùng nước: Chlorine viên (TCCA), chlorine bột,…

  • Nhóm hóa chất cân bằng độ pH: NaOH, pH-, pH, Soda ash,…

  • Nhóm hóa chất làm trong nước và trợ lắng: PAM, PAC, các chất kết lắng dạng bột, flocoulant,…

  • Nhóm hóa chất ức chế và tiêu diệt các loại rêu, tảo: Đồng ngậm nước, đồng bột (CuSO4)

2.2.1 Nhóm hóa chất khử trùng nước

Hóa chất dùng khử trùng nước được sử dụng khi nước bể bơi bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn do lá cây, bụi bẩn hoặc do con người trong quá trình sử dụng. Nước nhiễm khuẩn tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, khiến da bị mốc, nấm, và nhiều bệnh khác. Khi đó bạn có thể sử dụng chlorine để duy trì cân bằng nồng độ clo trong nước, ngăn cho vi khuẩn phát triển và rêu tảo mọc lan rộng.

Cách dùng: Khi bể trong trạng thái thường xuyên hoạt động, hãy dùng với liều lượng duy trì mỗi ngày từ 2g – 3g/ 1m3 bể. Với các bể bơi cỡ nhỏ ít hoạt động như bể bơi gia đình ít sử dụng, có thể giảm liều lượng và xử lý định kỳ hàng năm. Tăng liều lượng với bể bơi công cộng.

Chlorine được sử dụng để duy trì cân bằng nồng độ clo trong nước, ngăn cho vi khuẩn phát triển và rêu tảo mọc lan rộng.

Chlorine được sử dụng để duy trì cân bằng nồng độ clo trong nước, ngăn cho vi khuẩn phát triển và rêu tảo mọc lan rộng.

2.2.2 Nhóm điều chỉnh pH

Sau khi đo nồng độ pH có thể châm thêm pH+ hoặc pH- để duy trì cân bằng pH cho hồ bơi:

  • Tăng độ pH: Dùng axit HClHCl hoặc các hóa chất  pH+ với liều lượng cố định. Khoảng 1kg cho 100m3 nước có thể tăng độ pH lên 0.2 Tùy vào độ pH trong nước hiện tại mà điều chỉnh thêm bớt liều lượng.

  • Giảm độ pH: Sử dụng xút NaOH hoặc các hóa chất pH- để điều chỉnh. Khoảng 1kg cho 100m3 nước có thể giảm 0.1 độ pH.

Lưu ý: Nếu cần xử lý với lượng lớn hãy chia nhỏ nhiều lần để nước hồ không bị sốc gây phản tác dụng. Trong trường hợp có hầm cân bằng, bạn có thể bỏ trực tiếp hóa chất vào hầm để hệ thống lọc. Khi lượng axit giảm và độ pH trung hòa có thể sử dụng. Bể cần ngừng hoạt động ít nhất 6 tiếng sau khi xử lý để đảm bảo an toàn cho người sử dụng

Dùng Soda ash để cân bằng pH trong hồ bơi

Dùng Soda ash để cân bằng pH trong hồ bơi

2.2.3 Nhóm diệt rêu tảo

Để diệt rêu và tảo, các hóa chất như CuSO4 (đồng sunfat), Chlorine,… là lựa chọn phổ biến hiện nay. Chúng giúp ức chế rêu tảo mọc lan nhanh, diệt tảo hiệu quả và duy trì trạng thái nước trong tan toàn cho hồ bơi.

Cách dùng: Sử dụng 1 lít CuSO4 (đồng sunfat) cho khoảng 10m3 nước mỗi tháng. Với chlorine, sử dụng liều lượng 3.5 – 4.5kg / 100m3 để diệt tảo. Lưu ý rằng chất diệt rêu tảo sẽ phản ứng ngay với clo trong nước, vì thế cần đổ chúng ngay phía trước cửa vòi xả để đạt hiệu quả tốt nhất.

2.2.4 Nhóm trợ lắng, làm trong nước bể bơi

Quá trình trợ lắng và làm trong nước bể bơi được thực hiện sau khi cân bằng nồng độ clo và pH trong hồ. Quá trình này giúp loại bỏ các tạp chất, cặn bẩn lơ lửng trong nước. Hiện nay PAC là hóa chất được ứng dụng phổ biến nhất. Với cơ chế keo tụ các chất bẩn nhanh hơn so với các loại hóa chất trợ lắng thông thường, không làm giảm đột ngột pH, bông cặn to dễ lắng và không cần các công cụ hỗ trợ, PAC là phương án ưu việt được nhiều người chọn lựa.

Cách làm:

  • Tắt hệ thống lọc nước và đưa mặt nước về trạng thái tĩnh

  • Hòa một lượng nhỏ PAC vào nước, sau đó đi rải xung quanh mặt hồ. PAC có thể hòa tan trong bất kỳ tỷ lệ nào, tuy nhiên liều lượng khuyên dùng khoảng 2kg cho 100m3 nước mỗi lần.

  • Sau 6 tiếng, khi hóa chất đã hòa tan với nước hoàn toàn và keo tụ chất bẩn bằng một lớp màng lắng, hãy dùng các thiết bị vệ sinh bể bơi chuyên dụng vợt hoặc robot vệ sinh để xử lý bông cặn.

Với cơ chế keo tụ các chất bẩn nhanh hơn so với các loại hóa chất trợ lắng thông thường, hóa chất PAC là phương án ưu việt được nhiều người chọn lựa.

Với cơ chế keo tụ các chất bẩn nhanh hơn so với các loại hóa chất trợ lắng thông thường, hóa chất PAC là phương án ưu việt được nhiều người chọn lựa. 

2.3 Lọc tuần hoàn bằng hệ thống lọc nước bể

Nước hồ bơi sau khi đã được xử lý làm trong bằng hóa chất cần tiến hành lọc hàng ngày bằng hệ thống lọc để duy trì trạng thái tốt nhất. Có hai hình thức lọc phổ biến trên thị trường hiện nay là: Máy lọc thông minh và lọc có đường ống (gồm bình lọc cát và máy bơm).

Tần suất lọc: mỗi 4 – 8 tiếng, tất cả nước trong bể bơi phải được chạy qua hệ thống lọc 1 lần. Với bể ngoài trời, thời gian lọc không vượt quá 4h/lần. Với bể nông thời gian là không quá 2h/lần. Thời gian lọc của bể trong nhà có thể lên đến 8h/lần

3. Nguyên nhân nước hồ đổi màu và cách làm trong nước bể bơi

Ngoài việc kiểm tra thường xuyên độ pH và clo trong hồ bơi để xác định tình trạng bể, bạn có thể quan sát màu nước hồ để xác định chất lượng nước. Đây là một vài trạng thái bể bơi có thể quan sát qua màu nước và cách xử lý:

3.1 Nước xanh (xanh đậm, xanh rêu, xanh lá mạ) có tảo, rêu

Nếu nước bể bơi xanh có kèm tảo và rêu, nguyên nhân chủ yếu có thể do pH quá cao, hóa chất xử lý diệt rêu không đủ nhiều, thời gian lọc nước chưa đủ hoặc bể bị lạm dụng tấm phủ. Một số cách làm trong nước bể bơi như sau:

  • Hạ độ pH xuống mức 6.8 – 7.2 nếu độ pH quá cao

  • Cho sục clo liều lượng 10g/mnước hoặc 1 lít/10m3 nếu thấy không đủ liều lượng hóa chất diệt rêu

  • Bật máy lọc liên tục tới khi màu nước bình thường và thay đổi túi lọc 2 lần/ngày để đáp ứng đủ thời gian lọc

  • Thông hơi tối đa cho bể hoặc tháo tấm phủ bể nếu cần

Lưu ý: Tảo và rêu rất hay bám vào bờ tường, đáy và thành bể vì thế cần vệ sinh định kỳ và thường xuyên để hạn chế chúng phát triển. Tăng tần suất kiểm tra bể và vệ sinh sau khi trời có mưa bão.

Nước hồ bơi chuyển xanh do nhiễm rêu, tảo

Nước hồ bơi chuyển xanh do nhiễm rêu, tảo

3.2 Nước đục

Nguyên nhân hiện tượng đục nước xuất phát từ hóa chất hoặc khoáng chất trong nước. Cụ thể nguyên nhân đục nước và cách xử lý như sau:

  • Chlorine bị sử dụng quá liều hoặc độ pH quá cao dẫn đến vẩn đục nước. Nên hạ độ pH xuống dưới mức 7.2 và giặt túi lọc của bể bơi ít nhất 2 lần/ngày

  • Nước trắng sữa do chlorine quá liều kết hợp cùng chất diệt tảo. Giải pháp là nên tháo 1/2 lượng nước trong bể, điều chỉnh tăng độ pH kèm chạy máy lọc liên tục

  • Nước nặng do nhiều muối vô cơ, kết tủa nhiều cặn trắng. Có thể sử dụng máy hút cặn trong trường hợp quá nhiều cặn. Kết hợp cùng các hóa chất làm mềm nước với liều lượng phù hợp.

  • Nước chứa quá nhiều vi sinh vật và muối khoáng hoặc quá nhiều axit xyanuric do việc làm dụng chlorine và không thay nước định kỳ. Giải pháp là rút 4/5 lượng nước hồ bơi, thay nước mới kèm theo túi lọc khổ lớn.

Nguyên nhân hiện tượng đục nước xuất phát từ hóa chất hoặc khoáng chất trong nước

Nguyên nhân hiện tượng đục nước xuất phát từ hóa chất hoặc khoáng chất trong nước

3.3 Nước hồ màu đen, bạc mờ, nâu đỏ

  • Nước hồ màu bạc mờ, đen phần nhiều do độ pH thấp. Nếu tình trạng này lặp lại nhiều cần kiểm tra hệ thống lọc hồ bơi và hầm cân bằng. Bình lọc cát có thể đã bị hao hụt cát sỏi do súc rửa dẫn đến hiệu quả lọc bị giảm. Hãy tiến hành thay sỏi lọc mới.

  • Nước hồ nâu đỏ, đen có thể do nước có nhiều kim loại như đồng, sắt, mangan hoặc nguồn cấp nước bể bắt nguồn từ giếng, ao hồ. Khi đó sử dụng các hóa chất trợ lắng để keo tụ các tạp chất và kim loại nặng, sau đó xử lý bông cặn bằng vợt hoặc thiết bị vệ sinh hồ. Kết hợp cùng chạy máy lọc hồ bơi để ổn định nước.

4.  – Địa chỉ mua hóa chất PAC trợ lắng, làm trong nước bể bơi uy tín

Hóa chất PAC có hai dạng, PAC dạng bột và PAC lỏng. là một trong những đơn vị sản xuất hóa chất PAC dùng trợ lắng và làm trong nước bể bơi uy tín tại Việt Nam. Đặc biệt PAC bột 30% của được sản xuất bởi công nghệ phun sấy ly tâm tốc độ cao giúp đảm bảo hiệu suất sản xuất và chất lượng sản phẩm.  Chúng tôi tin tưởng các sản phẩm PAC của  sẽ làm hài lòng khách hàng bởi nguồn hàng kho số lượng lớn, ổn định với hệ thống vận tải chuyên nghiệp giao hàng nhanh chóng trên toàn quốc.

Với đội ngũ tư vấn viên linh hoạt và chuyên nghiệp, chúng tôi có nhiều mức giá tốt, chính sách ưu đãi với các khách hàng thân thiết và mua số lượng lớn. Mức giá hóa chất PAC tại  luôn được đánh giá tốt bởi nhiều doanh nghiệp uy tín.

Mức giá hóa chất PAC tại Đông Á luôn được đánh giá tốt bởi nhiều doanh nghiệp uy tín

Mức giá hóa chất PAC tại  luôn được đánh giá tốt bởi nhiều doanh nghiệp uy tín

Nếu bạn đang cần tư vấn về hóa chất PAC và các hóa chất làm trong nước bể bơi khác, hãy liên hệ ngay với hotline củađể được tư vấn thêm và nhận được báo giá tốt nhất nhé.

Để lại bình luận

Đã thêm vào giỏ hàng

0 Scroll
032 849 2642
0328492642