Axit clohydric trong dạ dày đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu đối với hệ tiêu hoá. Tình trạng mất cân bằng axit dạ dày có thể dẫn đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng như xuất huyết dạ dày, viêm loét dạ dày, thậm chí gây nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Hãy cùng đi tìm hiểu chi tiết về axit clohydric trong dạ dày thông qua bài viết dưới đây.
1. Tổng quan về axit clohydric trong dạ dày
Axit clohydric trong dạ dày có công thức hóa học là HCl có tính axit mạnh mẽ. Nó được cơ thể sản xuất tự nhiên, giúp tiêu hoá và hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn ở dạ dày một cách tối ưu nhất. Dạ dày hoạt động tốt khi có nồng độ HCl dao động từ 0,0001 đến 0,001 mol/ lít.
Vai trò của axit clohydric trong dạ dày bao gồm:
-
Kích thích quá trình tiêu hoá: HCl đóng vai trò là dịch tiết giúp thúc đẩy quá trình tiêu hoá thức ăn một cách nhanh chóng và thuận lợi.
-
Kích thích tụy và ruột non: Axit trong dạ dày kích thích sự hoạt động của hai bộ phận này, đồng thời hỗ trợ và thúc đẩy sản xuất enzyme cho hệ tiêu hoá.
-
Tiêu diệt vi khuẩn gây hại: HCl cũng là sát thủ thầm nặng, tiêu diệt các loại vi khuẩn có hại có trong dạ dày, hạn chế được các tình trạng đau bụng, tiêu chảy…
-
Quản lý van tâm vị và môn vị: Axit HCl trong dạ dày tham gia vào quá trình đóng – mở các loại van này, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình kiểm soát và lưu thông thức ăn từ dạ dày vào ruột non.
Tổng quan về axit clohydric trong dạ dày
2. Axit HCl trong dạ dày mạnh như thế nào?
Axit clohydric trong dạ dày thuộc nhóm axit cực mạnh, nồng độ axit đậm đặc có thể làm tan chảy cả kim loại. Khi HCl tiếp xúc với thức ăn, nó sẽ giúp chia nhỏ thành các hạt dễ tiêu hoá hơn. Không những vậy, HCl còn có khả năng chống lại các mầm bệnh, vi khuẩn gây bệnh ở hệ tiêu hoá.
Có thể bạn chưa biết, tính axit của chất lỏng được đo trên thang độ pH với giá trị từ 0 – 14. Mức độ pH càng thấp thì tính axit của chất lỏng càng cao và ngược lại. Đối với axit clohydric trong dạ dày, chúng có độ pH nằm trong khoảng 1 – 2 với tính axit cực kỳ mạnh.
Axit HCl trong dạ dày mạnh như thế nào?
3. Ảnh hưởng của axit clohidric dư thừa trong dạ dày
Axit clohydric trong dạ dày khi bị dư thừa sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của con người. Nó có thể phá huỷ, bào mòn thành dạ dày và các cơ quan trong hệ tiêu hoá. Nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày và các bệnh lý sau:
-
Đau dạ dày: Dư thừa lượng axit HCl trong dạ dày sẽ làm tổn thương niêm mạc, xuất hiện các vết loét và gây ra tình trạng đau dạ dày.
-
Trào ngược dạ dày, trào ngược thực quản: Axit dịch vị dư thừa quá mức có thể làm tổn thương và gây trào ngược dạ dày, trào ngược thực quản. Nếu không điều trị dứt điểm có thể dẫn đến ung thư.
-
Viêm loét dạ dày: Axit tấn công dạ dày lâu ngày gây ra các ổ loét trên niêm mạc khiến người bệnh đau và không ăn uống được gì.
-
Xuất huyết dạ dày: Khi bị viêm loét dạ dày mà nồng độ axit HCl vẫn dư thừa có thể gây chảy máu, xuất huyết dạ dày cực kỳ nguy hiểm.
-
Thủng dạ dày, ung thư dạ dày: Đây là trường hợp xấu nhất khi lượng axit HCl trong dạ dày tăng cao.
Ngoài ra, việc dư thừa axit trong dạ dày cũng làm giảm sức đề kháng, khiến người bệnh dễ mắc phải các bệnh loãng xương, sỏi thận, béo phì hay các bệnh về gan mật. Có thể thấy rằng, ảnh hưởng của axit clohidric dư thừa trong dạ dày cực kỳ lớn đối với sức khoẻ của con người.
Ảnh hưởng của axit clohidric dư thừa trong dạ dày
4. Một số dấu hiệu nhận biết dư axit HCl trong dạ dày
Nếu nồng độ axit clohydric trong dạ dày bị dư thừa sẽ xuất hiện các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết sau đây:
-
Người bệnh có cảm giác đau, nóng rát phần thượng vị.
-
Luôn cảm thấy đầy hơi, chua miệng, hôi miệng và có hiện tượng ợ chua.
-
Tiêu chảy hoặc táo bón thời gian dài, nước tiểu sẫm màu hơn bình thường.
-
Người bệnh thường xuyên mệt mỏi, mất ngủ, buồn nôn, khó tập trung.
-
Trường hợp nặng đi ngoài ra máu, đau bụng không thuyên giảm.
5. Cách để làm giảm lượng axit clohydric trong dạ dày
Axit clohydric trong dạ dày dư thừa kèm các triệu chứng trên thì người bệnh cần đến cơ sở y tế thăm khám và điều trị. Dưới đây là một số cách làm giảm lượng axit HCl trong dạ dày:
-
Sử dụng thuốc: Bác sĩ chỉ định một số loại thuốc như ranitidin, omeprazol, cimetidin, lansoprazol, alusi, maalox, gastropulgite,…… giúp trung hòa lượng axit dư thừa, đồng thời tăng độ pH một cách an toàn.
-
Sinh hoạt lành mạnh: Người bệnh cần có thói quen ăn đúng giờ, ăn đủ no, hạn chế ăn các loại ớt, giấm, dưa chua… Nên ăn chậm, nhai kỹ và đảm bảo quy tắc ăn chín uống sôi. Nói không với các chất kích thích như bia rượu hoặc đồ uống có ga.
-
Sử dụng thực phẩm: Ưu tiên các loại rau xanh lá, atiso, ớt chuông, tỏi, ngũ cốc nguyên cám, chuối, dưa hấu, dầu thực vật, cá hồi, cá mòi, cá thu… Đây là những thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, hỗ trợ điều trị dạ dày một cách hiệu quả.
Ăn nhiều rau xanh là một cách để giảm axit dư thừa trong dạ dày
Ngoài ra, trong các bài thuốc dân gian có sử dụng gừng, nghệ, mật ong để làm giảm axit clohydric trong dạ dày. Người bệnh có thể uống mật ong và nghệ vào buổi sáng hoặc buổi tối trước khi ăn 15 phút.
Axit clohydric trong dạ dày cần được giữ ở mức cân bằng, hãy giữ lối sống lành mạnh, lựa chọn các thực phẩm giàu vitamin để có một chiếc bụng khỏe mạnh. Hy vọng những thông tin mà cung cấp vừa rồi sẽ giúp bạn đọc có thêm kiến thức, áp dụng vào thực tế một cách hiệu quả.