Nghiên cứu, đánh giá cồn thực phẩm là gì cũng như tìm ra những tính chất lý hóa của loại cồn này để có thể đưa ra được tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chuẩn mực nhất. Bên cạnh đó, bài viết này còn trình bày một cách chi tiết về quy trình sản xuất cồn thực phẩm đang được áp dụng phổ biến trên thị trường hiện nay cũng như những lưu ý trong quá trình bảo quản và sử dụng loại hóa chất này.
1. Cồn thực phẩm là gì?
Cồn thực phẩm là gì?
Cồn thực phẩm hay còn được gọi là cồn ethanol đạt yêu cầu để sử dụng trong ngành thực phẩm hiện đại. Công thức hóa học của cồn thực phẩm là C2H5OH được tạo ra từ quá trình chưng cất từ dịch lên men với nguồn gốc tinh bột và đường.
Điểm đặc trưng của cồn thực phẩm là trong suốt, không màu, có vị cay và mùi tương tự như rượu. Đặc biệt, cồn thực phẩm dễ cháy, tạo ra ngọn lửa màu xanh và không xuất hiện khói.
Ngày nay, người ta thường sử dụng cồn thực phẩm trong nhiều ngành nghề như y tế, thực phẩm, pha chế rượu,…
2. Những tính chất đặc trưng của cồn thực phẩm
Sau khi đã nắm được khái quát cồn thực phẩm là gì, chúng ta hãy cùng nghiên cứu xem những tính chất đặc trưng đã hiểu rõ những tiêu chuẩn cồn thực phẩm gồm có gì:
-
Về mặt thể chất, cồn thực phẩm có đặc tính trong suốt, không màu, không mùi, hương thơm đặc trưng của rượu, khi nếm sẽ có vị cay nhẹ. Thông thường nồng độ còn thực phẩm sẽ dao động từ 96 đến 98 độ C. Trong đó, cồn thực phẩm 96 độ được sử dụng khá phổ biến hiện nay trên thị trường.
-
Đặc biệt, cồn thực phẩm có thể hòa tan vô hạn trong nước. Đây là một trong những tính chất rất đặc trưng của loại cồn này.
-
Thêm nữa, cồn thực phẩm dễ bắt cháy trong điều kiện nhiệt độ thường, tạo ra ngọn lửa có màu xanh da trời và không khói.
-
Một tính chất khá thú vị nữa của cồn thực phẩm là có tỷ trọng so với nước nhẹ hơn khoảng 0.8
3. Quy trình sản xuất cồn thực phẩm tiêu chuẩn
Quy trình sản xuất cồn thực phẩm tiêu chuẩn
Quy trình sản xuất cồn thực phẩm cần phải được thực hiện theo đúng trình tự các bước sau đây:
-
Chuẩn bị tạo dịch lên men
Đầu tiên, chúng ta cần chuẩn bị nguyên liệu có chứa tinh bột, sau đó đem đi nghiền, nấu, đường hóa, làm lạnh ở nhiệt độ có thể lên men.
-
Gây men giống, lên men:
Để lên men giống phải đảm quá trình phát triển men giống cũng như số lượng và chất lượng đạt yêu cầu chính xác là 10% thể tích thùng lên men. Tiếp theo, chúng ta sẽ đưa men giống, dịch đường vào thùng đảm bảo điều kiện đầy đủ giúp nấm men chuyển hóa thành rượu và CO2. Lúc này dịch được tạo ra sau quá trình lên men chính là giấm chín.
-
Xử lý dịch lên men
Quá trình xử lý dịch lên men được sử dụng hệ thống chưng luyện đặc chế giúp tách rượu cùng các chất bay hơi ra khỏi dấm chín. Tiếp theo, chúng ta sẽ tinh luyện lại các chất đã được tách ra để tạo thành cồn thực phẩm đạt tiêu chuẩn. Quá trình này sẽ tạo ra được cồn thực phẩm, dầu fusel, cồn dầu,…
Đến đây chúng ta đã nắm được cơ bản cồn thực phẩm là gì, một số tính chất đặc trưng và quy trình để tạo ra cồn thực phẩm đạt tiêu chuẩn một cách chính xác nhất.
4. Liệu rằng cồn công nghiệp khác cồn thực phẩm như thế nào?
Liệu rằng cồn công nghiệp khác cồn thực phẩm như thế nào?
Để tìm hiểu sự khác biệt giữa cồn công nghiệp và cồn thực phẩm, chúng ta hãy cùng phân tính, đánh giá để đưa sự so sánh một cách chi tiết nhất như sau:
Trên thực tế, cồn dùng trong thực phẩm được sản xuất chính là từ cồn công nghiệp thông qua quá trình chưng cất và tách tạp chất từ methanol, ethanol,… Quá trình chưng cất này được xem là thành công khi hàm lượng ethanol đạt được 98%, lúc này cồn thực phẩm đã được tạo ra.
Trong khi đó, cồn công nghiệp lại được tạo thành nhờ vào quá trình chưng cất và tách nước. Để tạo ra cồn công nghiệp thành công cần phải đảm bảo nồng độ methanol cao kết hợp với một số chất khác như là butanol,…
Như vậy, khi tìm hiểu cồn công nghiệp khác cồn thực phẩm như thế nào, chúng ta nhận thấy được đó chính là nồng độ ethanol và methanol. Cồn thực phẩm chỉ chứa chủ yếu là ethanol trong khi cồn công nghiệp lại chứa nhiều methanol nồng độ cao và một số chất khác.
5. Tiêu chuẩn cồn thực phẩm an toàn sử dụng là bao nhiêu?
Cồn thực phẩm đạt tiêu chuẩn cần phải hội đủ các yêu cầu cũng như mức quy định sau đây:
-
Độ cồn và % thể tích ethanol ở 20 độ C không nhỏ hơn 96.0
-
Hàm lượng của acid tổng số được tính theo mg acid acetic/l cồn 1000 hông lơn hơn 15.0
-
Hàm lượng của ester tính theo mg ethyl acetat/l cồn 1000 không lớn hơn 13.0
-
Hàm lượng của aldehyd tính theo mg acetaldehyd/l cồn 1000 không lơn hơn 5.0
-
Hàm lượng của rượu bậc cao tính theo mg methyl 2 – propanol/l cồn 1000 không lớn hơn 5.0
-
Hàm lượng của methanol và mg/l cồn 1000 không lớn hơn 300.
-
Hàm lượng chất khô và mg/l cồn 1000 không lớn hơn 15.0
-
Hàm lượng các chất dễ bay hơi có chứa nitơ được tính theo mg nitơ/l cồn 1000 không được lớn hơn 1.0
-
Hàm lượng của furfural không phát hiện.
6. Công dụng hữu ích và tác hại khi lạm dụng cồn thực phẩm
Công dụng hữu ích và tác hại khi lạm dụng cồn thực phẩm
Cồn thực phẩm có nhiều ứng dụng hữu ích đối với cuộc sống con người hiện đại. Có thể kể ra một số ứng dụng điển hình như sau:
-
Trong ngành y tế: Sử dụng cồn thực phẩm để làm chất tẩy rửa vết thương hay thuốc sát trùng. Ngoài ra, loại cồn này còn có thể sử dụng như một loại thuốc có công dụng ngăn chặn vi khuẩn, virus, nấm phát triển…
-
Trong ngành công nghiệp: sử dụng để tạo ra một số chất tẩy rửa để vệ sinh nhà cửa, cơ quan, công trình xây dựng công cộng,…
-
Trong ngành mỹ phẩm: Sử dụng cồn thực phẩm để làm nước hoa, lăn khử mùi hay một số mỹ phẩm làm đẹp thông dụng,…
-
Ngành hóa chất: Cồn thực phẩm đóng vai trò là một chất dung môi hòa tan một số chất hóa học khác.
Ngoài những vai trò hữu ích nói trên, cồn thực phẩm cũng có thể gây tác hại cho con người nếu sử dụng không đúng cách.
Trên thực tế, cồn thực phẩm được xem là một loại hóa chất hữu ích. Tuy nhiên, nó có thể gây hại cho chúng ta nếu quá lạm dụng. Còn trong trường hợp sử dụng cồn thực phẩm trong phạm vi cho phép sẽ đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Chỉ khi sử dụng quá nhiều và thường xuyên sẽ gây hại đến một số cơ quan như tim mạch, ảnh hưởng đến tuổi thọ, sức khỏe về lâu dài.
7. Lưu ý khi bảo quản cồn dùng trong thực phẩm
Cồn thực phẩm cần được bảo quản đúng cách để hạn chế tai nạn cũng như ảnh hưởng đến chất lượng khi đưa vào sử dụng. Sau đây là một số lưu ý chúng ta cần biết khi bảo quản cồn thực phẩm:
-
Không được tiếp xúc trực tiếp với cồn thực phẩm mà phải đeo găng tay và khẩu trang trong quá trình bảo quản và sử dụng.
-
Nếu bị dính cồn thực phẩm vào mắt, phải lập tức rửa ngay bằng nước.
-
Cần bảo quản cồn thực phẩm nơi thoáng mát, hạn chế nguồn nhiệt trực tiếp và đặc biệt phải cách xa tầm tay trẻ em.
Như vậy, trong quá trình tìm hiểu cồn thực phẩm là gì, chúng ta cũng đã đào sâu nghiên cứu về những tính chất đặc trưng, ứng dụng của loại cồn này trong đời sống con người hiện đại. Hy vọng những chia sẻ đầy đủ của về cồn thực phẩm sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tinh chất cũng như cách bảo quản trong quá trình sử dụng.