Clo dư trong nước là gì? Tiêu chuẩn clo dư trong nước sinh hoạt

Clo dư trong nước là gì? Tiêu chuẩn clo dư trong nước sinh hoạt

 

Clo (chlorine) là một hóa chất được sử dụng phổ biến để xử lý nước sinh hoạt, nước bể bơi và nước thải cực kỳ hiệu quả. Tuy nhiên, hàm lượng clo dư cần phải được kiểm soát chặt chẽ, tránh gây mùi và ảnh hưởng đến sức khoẻ. Vậy clo dư trong nước là gì? Tiêu chuẩn clo dư trong nước thế nào? Xem ngay trong bài viết này.

 

 

Vai trò của clo dư trong nước là gì?

Có thể bạn chưa biết, trong 1 lít nước có chứa hàng triệu vi sinh vật gây bệnh bao gồm các nhóm:

  • Vi khuẩn gây nhiễm trùng đường ruột, da, mắt, tai

  • Virus gây viêm gan, viêm màng não

  • Nấm, ký sinh trùng gây bệnh ngoài da

Để loại bỏ mối đe dọa này, clo được sử dụng như hóa chất khử trùng chính trong bể bơi. Không chỉ tiêu diệt vi sinh vật, lượng clo dư còn liên tục tồn tại trong nước để: Ngăn vi khuẩn, virus quay trở lại và sinh sôi nảy nở; ,Đảm bảo nước luôn sạch khuẩn, an toàn cho người bơi.

Clo dư trong nước

Clo dư trong nước

Tiêu chuẩn clo dư trong nước sinh hoạt

Mức clo dư bao nhiêu là vừa đủ để vừa khử trùng hiệu quả, vừa không gây hại cho sức khỏe. Ví dụ về bảng tiêu chuẩn clo dư trong nước:

Chỉ tiêu

Giá trị tối thiểu

Giá trị tối đa

Clo dư tự do (mg/l)

1

3

Clo dư tổng số (mg/l)

1.5

5

Trong đó, clo dư tự do (còn gọi là clo hoạt tính) là phần trực tiếp tham gia tiêu diệt vi khuẩn. Nồng độ 1-3 mg/l (ppm) giúp duy trì khả năng khử trùng liên tục, đồng thời không kích ứng cho người bơi.

Tiêu chuẩn clo dư trong nước

Tiêu chuẩn clo dư trong nước

Nhận biết mức clo dư trong nước quá cao 

Khi lượng clo dư trong nước quá cao, vượt mức cho phép sẽ có những dấu hiệu nhận biết sau đây:

1. Mùi hăng đặc trưng

Khi lượng clo dư trong nước quá cao, bạn sẽ ngửi thấy mùi clo nồng nặc, hắc như mùi thuốc tẩy. Đây là dấu hiệu của phản ứng giữa clo và các hợp chất nitơ (từ mồ hôi, nước tiểu, tế bào chết) tạo thành chloramines. Ngoài tác hại đến sức khỏe, chloramines cũng làm giảm hiệu quả khử trùng của nước. Vì vậy, nếu ngửi thấy mùi clo quá gắt, hãy kiểm tra nồng độ clo dư ngay lập tức nhé.

2. Kích ứng da và mắt

Khi cơ thể tiếp xúc với nước có hàm lượng clo dư quá mức sẽ khiến:

  • Da bị khô, nứt nẻ, ngứa rát, nổi mẩn đỏ

  • Mắt cay xè, chảy nước mắt, đỏ mắt, nhìn mờ

  • Mũi, họng khô rát, ho dai dẳng

  • Tóc khô xơ, dễ gãy rụng

Đặc biệt với người có làn da nhạy cảm hoặc mắc bệnh đường hô hấp, phản ứng có thể nghiêm trọng hơn. Vì thế, hãy lưu ý các biểu hiện cơ thể và xử lý nước bể bơi ngay khi phát hiện bất thường.

Nồng độ clo dư quá cao khiến da bị kích ứng

Nồng độ clo dư quá cao khiến da bị kích ứng

Tác hại của clo dư trong nước không đạt chuẩn

1. Mức clo dư trong nước thấp

Nếu lượng clo dư < 1 ppm, hậu quả sẽ là:

  • Khả năng tiêu diệt vi khuẩn của nước giảm sút nghiêm trọng

  • Vi sinh vật có thời gian để hồi phục và phát triển

  • Chất lượng nước bể bơi nhanh chóng suy giảm

  • Làn nước đục, có mùi khó chịu, thậm chí bị tảo xanh bao phủ

  • Người bơi có nguy cơ nhiễm bệnh cao

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do:

  • Bạn quên châm clo hoặc châm không đủ liều lượng

  • Clo bị phân hủy nhanh do ánh nắng mạnh hoặc nhiệt độ nước cao

  • Lượng người sử dụng bể bơi quá đông, nhu cầu clo tăng cao

Vì vậy, bạn cần thường xuyên kiểm tra và duy trì nồng độ clo dư ở ngưỡng an toàn.

2. Mức clo dư trong nước cao

Như đã nói ở trên, khi nồng độ clo dư vượt mức cho phép, các phản ứng phụ sẽ xảy ra:

  • Clo dư kết hợp với mồ hôi, dầu nhờn tạo thành chloramines gây mùi khó chịu

  • Chloramines và clo dư gây kích ứng cho da, mắt, phổi, dẫn đến khó thở, ho, nổi mề đay

  • Đối với người mẫn cảm, dị ứng nặng có thể xảy ra

  • Làm hỏng quần áo, dụng cụ bơi lội do tác động oxy hóa mạnh

Thông thường, clo dư cao là do bạn châm clo quá liều hoặc hòa clo không đều vào nước.

Duy trì lượng clo dư trong nước đạt tiêu chuẩn

1. Xác định clo dư trong nước

Để nắm rõ tình hình clo dư trong bể bơi, bạn nên dành 10 phút mỗi ngày để làm công tác kiểm tra, xác định clo dư trong nước. Dụng cụ được sử dụng bao gồm:

  • Bộ test kit: gồm thuốc thử và bảng so màu, nhỏ 5 giọt thuốc thử vào mẫu nước, sau 30 giây đối chiếu màu và đọc kết quả.

  • Máy đo điện tử: cho mẫu nước vào buồng đo, nhấn nút và xem chỉ số hiển thị.

Ghi lại kết quả đo và so sánh với ngưỡng an toàn. Nếu có sự chênh lệch lớn, hãy điều chỉnh liều lượng clo cho phù hợp. Lưu ý là vào mùa hè, bạn nên kiểm tra lên 2-3 lần/ngày do clo dễ bị phân hủy bởi nhiệt độ và ánh sáng.

2. Yếu tố tác động đến clo dư

Khi nói đến clo dư, chúng ta không thể bỏ qua các yếu tố khác tác động trực tiếp đến nó như:

  • Độ pH: duy trì trong khoảng 7.2-7.6 để clo không bị trung hòa bởi kiềm hoặc axit

  • Độ kiềm (TA): giữ từ 80-120 ppm giúp clo bền vững, khó bị biến đổi thành dạng vô hiệu

Nếu pH và TA nằm ngoài mức khuyến nghị, clo sẽ nhanh chóng bốc hơi, mất tác dụng hoặc chuyển thành chloramines gây mùi. Do đó, song song với việc châm clo, bạn nên đo và điều chỉnh pH, TA mỗi tuần bằng hóa chất chuyên dụng.

3. Cân bằng lượng clo dư trong nước

Để clo dư luôn nằm trong ngưỡng lý tưởng, bạn cần:

  • Châm clo đều đặn: tùy thuộc vào thể tích bể, lượng người bơi, tần suất sử dụng mà bạn có thể châm clo hàng ngày hoặc 2-3 ngày/lần

  • Kiểm tra nồng độ clo dư mỗi ngày: dùng bộ test hoặc máy đo cầm tay để theo dõi diễn biến clo

  • Điều chỉnh liều lượng clo khi cần: nếu clo dư thấp hơn 1 ppm thì tăng liều, nếu vượt 3 ppm thì giảm liều

  • Cân bằng các thông số nước khác: giữ pH từ 7.2-7.6, TA từ 80-120 ppm giúp clo ổn định

  • Hạn chế yếu tố khiến clo hao hụt: che phủ bể khi không sử dụng, tránh để nắng chiếu trực tiếp, loại bỏ rác hữu cơ khỏi nước

Xác định nồng độ clo dư để có biện pháp xử lý kịp thời

Xác định nồng độ clo dư để có biện pháp xử lý kịp thời

Câu hỏi thường gặp về clo dư trong nước

1. Nồng độ clo dư lý tưởng trong bể bơi là bao nhiêu?

  • Clo dư tự do: 1-3 ppm

  • Clo dư tổng số: 1.5-5 ppm

Mức độ này vừa đủ để tiêu diệt hầu hết vi sinh vật mà không gây kích ứng da, mắt. Hãy kiểm tra lượng clo trong nước thường xuyên để tránh gây hại cho sức khỏe khi sử dụng nhé.

2. Cách kiểm tra clo dư trong nước như thế nào?

Để đo nồng độ clo dư, bạn có thể dùng: Bộ test kit cầm tay và máy đo điện tử clo dư. Bạn nên mua dụng cụ kiểm tra chất lượng, dễ sử dụng và đo chuẩn xác. Nhớ làm sạch và bảo quản theo đúng hướng dẫn để tăng độ bền nhé.

4. Sốc bể bơi có ảnh hưởng đến clo dư như thế nào?

Sốc clo là biện pháp khắc phục bể bơi bị đục, có mùi hoặc tảo nở rộ. Khi đó, bạn sẽ châm một lượng clo gấp 5-10 lần bình thường (đạt 10-20 ppm) trong 24 – 48 giờ.

  • Nồng độ clo sẽ tăng vọt lên 10-20 ppm, cao hơn rất nhiều so với ngưỡng an toàn

  • Bạn không được bơi trong bể vì có thể bị kích ứng nặng hoặc ngộ độc clo

  • Cần tắt máy lọc, máy bơm để clo tác động triệt để lên tảo, vi khuẩn

  • Sau khi sốc xong, bạn cần kiểm tra lại clo dư và xả bớt nước, châm nước mới để hạ nồng độ clo về 1-3 ppm. Lúc này mới có thể bơi trở lại bình thường.

Chú ý là chỉ nên áp dụng biện pháp sốc clo khi thực sự cần thiết và cách xa thời điểm bơi ít nhất 24 tiếng. Đừng lạm dụng sốc clo để tránh rủi ro cho sức khỏe nhé.

Địa chỉ mua hóa chất clo uy tín nhất tại Việt Nam

Hoá chất là địa chỉ tiên phong trong lĩnh vực sản xuất hóa chất chlorine tại Việt Nam. Sản phẩm chúng tôi sản xuất số lượng lớn cung cấp cho các nhà máy xử lý nước sinh hoạt, nước cấp, nước hồ bơi hay nước nuôi trồng thuỷ sản. Không những thế, Chlorine còn được dùng để khử trùng dụng cụ, diệt khuẩn các khu vực bệnh viện, dịch bệnh…

Hiện tại, Pearl Chlorine 70% đang là sản phẩm bán chạy nhất tại , quy cách 45kg/ thùng dạng bột màu trắng. Chúng tôi cam kết về chất lượng sản phẩm tương đương so với hàng nhập ngoại mà mức giá tốt hơn rất nhiều.

Hy vọng qua những chia sẻ vừa rồi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về clo dư trong nước và biết cách duy trì lượng clo ở mức tiêu chuẩn. Hiện nay, đa số các tỉnh thành trên toàn quốc đã và đang được sử dụng nguồn nước sạch clo trong sinh hoạt hàng ngày.

Để lại bình luận

Đã thêm vào giỏ hàng

0 Scroll
032 849 2642
0328492642