Cadmium là gì? – Chất cực độc gây hại cho sức khỏe

Cadmium (Cd) nằm trong TOP 3 kim loại nặng nguy hiểm, gây hại đến sức khỏe của con người. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cadmium là gì? cadmium có mặt ở đâu? Cadmium độc hại như thế nào? Câu trả lời sẽ được  giải đáp chi tiết thông qua bài viết dưới đây.

 

 

1. Cadmium là chất gì? Nguồn gốc từ đâu?

Cadmium hay Cadimi là tên gọi của một loại kim loại có kí hiệu là (Cd). Nó thường có ở trong đất ở các dạng hợp chất khác nhau, ví dụ như: Cadmium oxide, cadmium sulfate, cadmium chloride, cadmium sulfide.

Vào năm 1817, Cadium được tìm thấy đầu tiên bởi nhà bác học người Đức và được xếp vào số thứ tự số 48 trong bài tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Trong ngành dược nó còn được gọi với một tên như: biocadmio, capsebon, mirador… Cadmium có sẵn trong tự nhiên, nó được khai thác trong các đồng mỏ, chì và kẽm. Với đặc tính ít bị rỉ sét nên nó trở thành kim loại được ứng dụng phổ biến trong ngành công nghiệp khai thác, luyện kim, chạy lò phản ứng…

Cadmium là gì?

Cadmium là gì?

2. Tính chất lý hóa của Cadmium

Cd mang đầy đủ tính chất của một kim loại nặng, cụ thể như sau:

  • Kí hiệu hóa học của Cadmium là Cd

  • Số thứ tự trong bảng tuần hoàn là số 48

  • Thuộc nhóm kim loại nặng, hiếm có trong môi trường tự nhiên

  • Màu sắc chủ yếu là màu trắng ánh xanh

  • Trạng thái vật lý ở thể rắn mềm dẻo và dễ uốn

  • Cadmium có thể tan trong axit Nitric loãng và cũng có thể tan trong axit sunfuric đặc

  • Cd được xếp vào nhóm kim loại có tính độc cực mạnh, gây nguy hiểm đến sức khỏe (cùng với chì và thủy ngân).

  • Kim loại không bị han gỉ, ăn mòn ở ngoài môi trường.

3. Ứng dụng của Cadmium trong đời sống

Ước tính có đến ¾ số lượng cadmium được khai thác và sử dụng trong các loại pin, ¼ còn lại được sử dụng chủ yếu trong các lớp sơn phủ, tấm mạ kim, chất màu hay các chất ổn định cho plastic. Ngoài ra, kim loại Cd còn được ứng dụng như sau:

  • Là thành phần có trong một số hợp kim có điểm nóng chảy thấp hoặc các hợp kim làm vòng bi hay gối đỡ.

  • Có đến 6% số lượng Cd được sử dụng trong lĩnh vực mạ điện.

  • Cadmium được tìm thấy trong nhiều loại que hàn, lưới kiểm soát trong các lò phản ứng hạt nhân.

  • Đặc biệt, các loại hợp chất có chứa Cadmium được sử dụng trong các ống hình của tivi đen trắng hoặc tivi màu.

  • Cadimi khi phản ứng còn tạo ra nhiều loại muối, phổ biến nhất là sunfua cadimi.

  • Ứng dụng để sản xuất một số loại vật liệu bán dẫn để sử dụng trong các thiết bị phát hiện ánh sáng hoặc pin mặt trời.

4. Tác hại của Cadmium là gì?

Cadmium là một kim loại nặng, quý hiếm và có độc tính cao, chỉ cần hấp thụ phải một lượng nhỏ cũng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Cùng tìm hiểu xem những tác hại của Cadmium là gì?

4.1. Cadmium gây hại cho hệ hô hấp

Nếu bạn thường xuyên hít hoặc sử dụng các thực phẩm có chứa hóa chất Cadmium thì rất có thể sẽ bị suy hô hấp với các dấu hiệu như: Đau thắt cơ ngực, khó thở, nặng hơn là sốt cao liên tục nhiều giờ, không đáp ứng với thuốc hạ sốt, thậm chí gây tổn thương phổi, phù phổi, viêm phế quản phổi…

Tình trạng này thường xảy ra ở những nơi có không khí ô nhiễm, ô nhiễm nguồn nước do kim loại nặng.

Cadmium gây hại cho hệ hô hấp

4.2. Cadmium gây hại cho đường tiêu hóa

Nếu chúng ta ăn hoặc uống phải những thực phẩm có chứa Cadmium một cách thường xuyên có thể gây ra các dấu hiệu buồn nôn, khó tiêu, tiêu chảy nhiều giờ dẫn đến mất nước. Nếu không điều trị kịp thời, chất độc có thể lây lan qua các bộ phận khác như gan, thận, phá hủy sức đề kháng của con người dẫn đến suy đa tạng mất mạng.

Đối với người già, khi bị nhiễm Cadmium có thể làm tăng huyết áp, tăng men gan, thiếu máu và thậm chí là đột quỵ. Chính vì thế mà nó luôn nằm trong danh sách chất độc cực kỳ nguy hiểm.

4.3. Cadmium gây nên các bệnh nguy hiểm

Kim loại nặng Cadmium là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư ở người, nó không những tàn phá cơ thể mà còn hủy hoại tinh thần của người bệnh. Vào năm 1946, khi Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản, ngay sau đó nhiều thành phố đã bị nhiễm phóng xạ và nhiều người đã bị nhiễm ung thư.

Cadmium gây nên các bệnh nguy hiểm

4.4. Cadmium gây loãng xương

Sự có mặt của Cadmium khiến cơ thể khó hấp thu và chuyển hóa lượng canxi cần thiết vào xương. Đây là nguyên nhân dẫn đến các bệnh về xương khớp, gây đau đơn cho người bệnh ở hai chân và vùng xương chậu. Mặt khác, Cd còn có khả năng gây ức chế một số vi khoáng và vi chất cần thiết như Kẽm, Sắt…

5. Con người bị nhiễm độc Cadmium từ đâu?

Cadmium mặc dù là kim loại hiếm nhưng nó vẫn tồn tại trong cuộc sống hàng ngày, xung quanh chúng ta. Cụ thể như sau:

5.1. Cadmium trong đồ dùng hàng ngày

  • Pin là đồ dùng có chứa hàm lượng Cadimi lớn nhất và rất khó phân hủy. Dù là pin lớn hay pin nhỏ vẫn có chứa loại hóa chất độc hại này.

  • Những loại đồ dùng làm từ nhựa tổng hợp trong gia đình bạn cũng có chứa kim loại Cd.

  • Tiếp đến, những món đồ chơi với màu sắc sặc sỡ được phủ bởi phẩm màu cũng có chứa Cadmium.

5.2. Cadmium trong thực phẩm

  • Cadmium có hàm lượng cực kỳ thấp trong các loại thịt có nguồn gốc từ động vật. Mặc dù không có tác động xấu nhưng nếu ăn lâu ngày sẽ tích trữ lượng lớn Cd trong cơ thể.

  • Một số loại thực phẩm có chứa Cd như gan thận ngựa, động vật hoang dã, hạt hướng dương, hải sản, rong biển khô, sò, hến…

  • Nguồn nước bị nhiễm kim loại nặng Cadium nếu không được xử lý triệt để có thể gây hại đến sức khỏe của con người.

  • Cd được tìm thấy có trong thuốc lá, các kết quả nghiên cứu cho thấy những người hút thuốc lá thường xuyên sẽ có nồng độ Cd trong máu là 1,58 µg/l.

Cadmium có trong thực phẩm

Cadmium có trong thực phẩm

5.3. Những công việc có nguy cơ nhiễm Cadmium

  • Công nhân làm việc tại các nhà máy luyện kim, chì, kẽm có nguy cơ cao bị nhiễm Cadmium.

  • Những người thợ mạ điện, đúc, hàn, sản xuất pin kiềm cũng có thể bị hít phải bụi có chứa Cd.

  • Những người sản xuất làm trong môi trường có chứa phẩm màu, chất dẻo có thành phần Cadmium.

Những công việc có nguy cơ nhiễm Cadmium

6. Cách phòng ngừa nhiễm độc Cadmium là gì?

Thực trạng tại Việt Nam cho thấy, nhiễm độc Cadmium thường diễn biến âm thầm và tích tụ lâu ngày thành các loại bệnh mãn tính. Do đó, các bác sĩ khuyến khích người dân phòng bệnh còn hơn chữa bệnh.

  • Đối với các khu công nghiệp nặng, cần phải lắp đặt hệ thống thông gió, hút bụi, xử lý khí thải và chất thải ở nơi sản xuất.

  • Người công nhân cần phải trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ như khẩu trang, kính mắt, gang tay, quần áo, ủng trong quá trình làm việc.

  • Sau khi kết thúc ca làm việc, hãy thực hiện tắm rửa, thay quần áo sạch sẽ.

  • Tuyệt đối không ăn uống, hút thuốc khi làm việc trong môi trường có hóa chất độc hại.

  • Các doanh nghiệp nên tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho công nhân 6 tháng – 12 tháng 1 lần.

Cách phòng ngừa nhiễm độc Cadmium

Bên cạnh đó, để phòng ngừa nhiễm độc kim loại nặng Cd các nhà máy cấp nước nên chú trọng công đoạn xử lý nước bằng các loại hóa chất chuyên dụng. Trong đó, hóa chất PAC đang là sản phẩm được lựa chọn hàng đầu để xử lý nước cấp, nước sinh hoạt một cách an toàn và tiết kiệm chi phí nhất.

Hóa chất PAC có khả năng xử lý, lắng đọng các tạp chất lơ lửng, các vật chất hữu cơ, kim loại nặng có trong nước cực kỳ hiệu quả.Sản phẩm được  sản xuất và phân phối trên toàn quốc với số lượng lớn, bạn có thể nhấn vào XEM THÊM để tìm hiểu chi tiết về loại hóa chất xử lý nước này.

Tóm lại, bài viết vừa rồi là những thông tin giải đáp cadmium là gì và những tác hại của nó đối với sức khỏe của con người. Đây là một chất cực kỳ độc hại, chúng ta cần phải biết để có các biện pháp phòng ngừa nhiễm độc Cd một cách hiệu quả nhất.

Để lại bình luận

Đã thêm vào giỏ hàng

0 Scroll
032 849 2642
0328492642