Ngoài việc chăm sóc tôm trên ao sau khi thả thì cách thả tôm giống cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp vụ nuôi thành công. Trong bài viết ngày hôm nay,sẽ giúp bà con biết được cách thả tôm giống sống nhiều.
Cách thả tôm sống nhiều – Những việc cần làm trước khi thả tôm
Để có một vụ nuôi tôm hiệu quả, năng suất và thành công, bà con hãy cần lưu ý các vấn đề sau đây khi thả tôm giống. Đó là:
Chuẩn bị nhận tôm giống
Trước khi đi vào tìm hiểu cách thả tôm sống nhiều, bà con cần phải chuẩn bị các việc sau đây:
- Chuẩn bị nhân lực và phương tiện cho việc vận chuyển và thả tôm giống.
- Chuẩn bị vị trí thả tôm phù hợp nhất.
- Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ thuần tôm giống như bể thuần, máy sục khí, thức ăn, ống thả tôm,… Trong trường hợp thả trực tiếp, bà con cần chuẩn bị khung gièo bọc tôm ngay tại vị trí thả tôm.
- Chuẩn bị một số sản phẩm như khoáng, vitamin C, vitamin tổng hợp, yucca để giúp tôm giống chống sốc và phục hồi nhanh.
- Chuẩn bị dụng cụ kiểm tra môi trường nước trong bọc tôm và nước trong ao nuôi tôm như test pH, test độ kiềm, độ mặn,.. Sau đó thực hiện kiểm tra các yếu tố như độ mặn, độ pH, độ kiềm,.. của môi trường nước trong ao nuôi trước khi thả.
Kiểm tra môi trường nước trước khi thả tôm giống
Chuẩn bị nơi thả giống phù hợp
Việc lựa chọn vị trí thả tôm giống trong ao nuôi có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm sau này. Vậy nên bà con cần lưu ý các vấn đề sau:
- Vị trí thả phải rộng, bằng phẳng, gần đường cho xe chạy. Việc này sẽ giúp cho việc đón nhận tôm, chuyển tôm được nhanh chóng và thuận lợi, từ đó rút ngắn thời gian thả tôm.
- Chọn thả tôm ở đầu hướng gió vì nước ở đây sẽ sạch hơn và tôm cũng dễ dàng phân tán trong ao hơn. Bên cạnh đó, bà con nên thả tôm ở gần dàn quạt nước để đảm bảo lượng oxy hòa tan cao và giúp tôm nhanh phân tán hơn.
- Vị trí thả tôm cần cách bờ khoảng 2 – 3m và bà con nên thả ở nhiều vị trí trong ao nuôi. Điều này sẽ giúp tạo ra sự phân tán đều trong ao, từ đó đem lại sự thuận tiện cho việc chăm sóc sau này.
- Thả tôm giống ở các vị trí có độ sâu phù hợp với loài tôm bà con đang nuôi. Đối với nhiều loài tôm, nước sâu từ 1 – 1,5 mét thường là lựa chọn tốt. Điều này sẽ đảm bảo rằng tôm có đủ không gian để di chuyển và sinh sản, đồng thời giúp duy trì nhiệt độ nước ổn định.
- Đảm bảo vị trí thả tôm có lưu lượng nước tốt, nước luôn được lưu thông để loại bỏ chất cặn và cung cấp oxi cho tôm. Chú ý tránh những vị trí có sự tắc nghẽn hoặc lưu lượng nước yếu.
- Nơi thả tôm cần phải đảm bảo có bờ ao vững chắc, tránh sạt lở khiến nước bị đục. Đối với trường hợp thả trực tiếp, nơi thả phải dễ bố trí khung giữ bọc tôm.
- Chọn thả tôm ở gần khu vực có ánh sáng tự nhiên hoặc có hệ thống đèn chiếu sáng tốt. Bởi lẽ ánh sáng là yếu tố quan trọng giúp tôm sinh trưởng và sinh sản tốt.
- Về thời gian thả tôm, bà con nên chọn thả vào những ngày có nắng, thời gian là khoảng 6 – 8 giờ sáng hoặc 5 – 6 giờ chiều. Mục đích của việc này là để giảm stress cho tôm, bởi lẽ nước ở thời điểm này thường ổn định hơn các khoảng thời gian khác.
- Khi thả tôm giống, bà con nhớ phải theo dõi dự báo thời tiết. Việc này cũng quan trọng để chọn thời gian thích hợp để thả tôm giống. Tránh thả tôm trong những thời điểm có nguy cơ lớn về mưa to, lũ lụt hoặc biến động nhiệt độ đột ngột để tránh cho tôm bị sốc.
Cách thả tôm sống nhiều – Thuần môi trường nước bằng bể thuần trước khi thả giống
Cách thả tôm giống sống nhiều
Quá trình vận chuyển tôm tốn khá nhiều thời gian, do đó môi trường nước trong bọc tôm sẽ có nhiều biến động, nhất là nhiệt độ. Cụ thể là nhiệt độ của nước sẽ thấp hơn nhiều so với nhiệt độ nước ao. Nếu bà con không thuần nước trước thì những biến động về môi trường nước sẽ khiến tôm bị sốc, từ đó ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng và tỉ lệ sống sót sau này. Việc thuần môi trường nước sẽ giúp tôm thích nghi được với môi trường mới. Để thuần nước, bà con cần làm những việc sau:
- Chuẩn bị dụng cụ thuần: Những dụng cụ này phải được vệ sinh sạch sẽ đảm bảo sự an toàn sinh học.
- Mật độ tôm trong bể thuần nên dao động từ 300 – 500 PL/ lít nước.
- Cho toàn bộ tôm giống vào trong bể thuần, sau đó mở sục khí liên tục để đảm bảo cung cấp đủ oxy.
- Kiểm tra nhiệt độ, pH, kiềm, độ mặn của nước trong bọc tôm giống với các yếu tố môi trường nước ngoài ao nuôi.
- Châm nước từ ao nuôi vào bể thuần một cách từ từ để cân bằng nhiệt độ và các yếu tố môi trường. Tùy vào sức khỏe của tôm mà tốc độ châm nước sẽ diễn ra nhanh hay chậm. Nếu tôm khỏe thì thời gian châm nước sẽ diễn ra nhanh hơn.
- Nếu phải thuần tôm trong thời gian dài, bà con nên bổ sung thêm thức ăn để tôm hồi phục nhanh, tránh trường hợp chúng cắn nhau. Thức ăn ở đây có thể là thức ăn công nghiệp hoặc artemia sống. Lượng thức ăn phù hợp để sử dụng cho thuần tôm là khoảng 100g/100,000 PL, 1 tiếng cho ăn một lần. Tùy vào các yếu tố môi trường nước trong bọc và ngoài ao nuôi mà thời gian thuần tôm trong bể thuần sẽ là dài hay ngắn.
- Để giúp tôm hồi phục nhanh và giảm stress, bà con nên tạt thêm vitamin C (5ppm) và vitamin tổng hợp (1ppm).
- Sau khi cân bằng được các yếu tố môi trường nước, tôm giống hoạt động mạnh, bà con có thể thả tôm ra ao nuôi bằng cách mở van hoặc dùng ống nhựa để hút tôm từ bể thuần tôm xuống ao nuôi.
Cách thả tôm trực tiếp xuống ao nuôi sống nhiều
Thả trực tiếp xuống ao nuôi cũng là cách mà rất nhiều bà con áp dụng. Với cách này, tôm giống phải có sức khỏe thật tốt, đồng thời sự chênh lệch môi trường nước giữa bọc tôm và ao nuôi phải thấp. Khi những yếu tố này được đảm bảo, bà con hãy thực hiện cách thả tôm sau đây để tôm sống nhiều:
- Bố trí các khung tre trong ao ngay ở khu vực thả để giữ các bọc tôm giống.
Bố trí các khung tre để giữ bọc tôm
- Cho quạt nước hoạt động trước khi thả giống ít nhất 5 giờ. Mục đích của việc này là để tăng cường oxy hòa tan trong nước.
- Ngâm bọc tôm giống vào những vị trí gièo đã thiết kế sẵn khoảng 30 phút để cân bằng nhiệt độ giữa nước trong bọc và nước ngoài ao. Thời gian thuần nhiệt độ này sẽ phụ thuộc vào sức khỏe của tôm giống và khoảng chênh lệch nhiệt độ giữa bọc tôm và nước ao nuôi.
- Sau khi nhiệt độ đã được cân bằng, bà con thực hiện việc thả tôm giống xuống ao nuôi. Sau đó tạt vitamin C ngay tại khu vực thả tôm để tôm giống có thể nhanh hồi phục, giảm stress. Sau khi thả 30 phút, bà con có thể bổ sung thêm khoáng để tôm mau cứng vỏ sau khi lột.
Lưu ý: Với cách thả trực tiếp, bà con không cần chuẩn bị bể thuần, máy sục khí và thức ăn để thuần môi trường. Thêm vào đó, bà con cũng không nên lội xuống ao mà nên sử dụng xuồng, cầu hoặc phao để thả, tránh làm đục nước tại khu vực thả giống cũng như đảm bảo sự an toàn sinh học cho tôm nuôi.
Trên đây là cách thả tôm sống nhiều mà muốn chia sẻ với bà con. Hy vọng rằng những kiến thức này sẽ giúp bà con nuôi tôm có một vụ mùa bội thu, tôm sống khỏe, sinh sản tốt và cho năng suất cao. Chúc bà con thành công và đừng quên ghé thăm website của mỗi ngày để cập nhật thêm kiến thức mới nhé.