Biện pháp xử lý chất thải hữu cơ ao nuôi tôm hiệu quả

Biện pháp xử lý chất thải hữu cơ ao nuôi tôm hiệu quả

Một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng tới chất lượng tôm là chất thải hữu cơ ao nuôi tôm phát sinh trong quá trình nuôi. Bài viết dưới đây  xin gợi ý một số phương pháp xử lý loại chất thải này hiệu quả, nhanh chóng.

 

 

1. Nguyên nhân phát sinh và thành phần của chất thải hữu cơ ao nuôi tôm

Môi trường ao tôm vốn là môi trường có hệ sinh thái phong phú, không chỉ có tôm sống, mà còn là điều kiện để các loại tảo, vi sinh vật phát triển, bùn đáy ao,… Ngoài ra tôm là loại động vật ăn tạp. Trong quá trình sinh trưởng chúng thải ra môi trường một lượng lớn các loại phân, thức ăn thừa, … Đấy đều là các loại chất thải hữu cơ. Nguyên nhân phát sinh các chất thải này bao gồm:

  • Dòng chảy của nước ao làm đất quanh ao bị xói mòn và rửa trôi

  • Thức ăn thừa của tôm bị tích tụ dưới đáy ao nuôi

  • Chất bài tiết của tôm thải ra

  • Cặn vôi và các cặn khoáng chất

  • Xác chết của các loại sinh vật trôi nổi trong ao

  • Tạp chất lơ lửng có trong nguồn nước cấp

Thành phần của chất thải hữu cơ ao tôm chủ yếu là photpho và nitơ. Có tới khoảng 76 – 80% photpho và 63 – 78% nito cho tôm ăn bị thất thoát và đọng lại trong ao theo thống kê. Ngoài ra nitơ ở dạng protein được tôm hấp thụ, sau đó bài tiết dưới dạng amoniac cũng là một chất thải. Phần chất thải còn lại là dư lượng của các loại dược phẩm, kháng sinh, thuốc trị liệu được rắc xuống ao. Hệ thống ao nuôi có năng suất càng cao thì lượng chất thải hữu cơ tích tụ trong ao càng nhiều.

Hệ thống ao nuôi có năng suất càng cao thì lượng chất thải hữu cơ tích tụ trong ao càng nhiều

Hệ thống ao nuôi có năng suất càng cao thì lượng chất thải hữu cơ tích tụ trong ao càng nhiều

2 Tác hại khi có nhiều chất thải hữu cơ ao nuôi tôm

Chất thải hữu cơ là một vấn đề khiến nhiều bà con đau đầu trong quá trình nuôi tôm. Vì nó không chỉ ảnh hưởng tới môi trường mà còn làm giảm chất lượng và sản lượng tôm mỗi mùa vụ. Cụ thể tác hại của ao nuôi nhiều chất thải hữu cơ như sau:

2.1 Chất thải hữu cơ ao nuôi tôm khiến khí độc tích lũy trong ao

Khi phát sinh nhiều chất thải hữu cơ sẽ khiến ao có nhiều khí NHvà H2S. NH3 sẽ sinh ra từ quá trình tôm bài tiết và phân hủy đạm trong điều kiện yếm khí và thiếu khí. Khí H2S được tạo thành từ các chất thải hữu cơ lắng đọng trong ao khi phân hủy yếm khí.

Các chất này có mặt trong ao nuôi với nồng độ cao khiến nước ao có mùi trứng thối đặc trưng, gây hại cho tôm, khiến tôm mắc bệnh đường ruột, hoại tử gan, đốm trắng,… Ngoài ra chúng còn làm nước trong ao nuôi bị giảm chất lượng ở cuối chu kỳ nuôi tôm.

2.2 Chất thải hữu cơ ao nuôi tôm làm tảo độc phát triển

Khi lượng chất thải hữu cơ bị tích tụ quá nhiều trong môi trường ao thì tảo độc sẽ có điều kiện phát triển. Tảo độc có thể sản sinh nhanh và phát triển sau đó thay thế tảo khuê (tảo silic), từ đó gây hại cho môi trường nước ao nuôi.

Khi lượng chất thải hữu cơ bị tích tụ quá nhiều trong môi trường ao thì tảo độc sẽ có điều kiện phát triển

Khi lượng chất thải hữu cơ bị tích tụ quá nhiều trong môi trường ao thì tảo độc sẽ có điều kiện phát triển

2.3 Chất thải hữu cơ ao nuôi tôm gây thiếu hụt oxy hòa tan

Oxy hòa tan đóng vai trò quan trọng trong quá trình tôm hô hấp. Chất thải hữu cơ lắng đọng trong ao tôm với lượng lớn dầu sẽ khiến lượng oxy hòa tan trong ao suy giảm. Cụ thể các hợp chất cacbonic sẽ làm giảm oxy hòa tan, tăng COD, BOD, sulfit hydrogen, amoniac và hàm lượng methanol tự nhiên có trong nước. Điều này khiến chất thải trong ao càng lắng đọng nhiều hơn vì ao tôm cần có lượng oxy phù hợp để phân hủy chất thải hiệu quả.

2.4 Chất thải hữu cơ ao nuôi tôm làm ô nhiễm môi trường nước

Ô nhiễm môi trường nước ao nuôi là tình trạng xảy ra chủ yếu do chất thải hữu cơ. Các sinh vật trong ao sẽ bị chết nếu ở môi trường ô nhiễm, con người cũng sẽ bị mắc các bệnh như ung thư, hô hấp, viêm phổi,… nếu tiếp xúc với nước nhiễm bẩn này trong một thời gian dài.

Tôm sẽ mắc các bệnh nguy hiểm, gây biếng ăn, giảm sức đề kháng. Cụ thể như các bệnh teo mang tôm, cụt đuôi, mòn râu,… làm giảm sản lượng của tôm.

3. Phương pháp xử lý chất thải hữu cơ ao tôm hiệu quả

Xử lý chất thải hữu cơ trong ao tôm là công việc cần thực hiện thường xuyên và liên tục mới đạt hiệu quả tốt nhất.  xin gợi ý một vài phương pháp để xử lý chất thải hữu cơ hiệu quả.

3.1 Sử dụng ao lắng

Ao lắng là một trong những phương pháp phổ biến được ứng dụng để xử lý chất thải hữu cơ ao nuôi tôm. Người nuôi tôm sẽ chuyển nước ao chất thải sang ao lắng qua một kênh riêng. Nước trong ao riêng sẽ để lắng một thời gian, các chất thải rắn lơ lửng và chất thải hữu cơ sẽ được giữ lại và lắng đáy. Nước còn lại được thải ra bằng kênh đầu ra. Kích thước ao lắng lý tưởng sẽ có sự khác nhau tùy trại nuôi, nhưng tỷ lệ thường trong khoảng 10% – 15% tổng kích thước ao nuôi.

Ao lắng là một trong những phương pháp phổ biến được ứng dụng để xử lý chất thải hữu cơ ao nuôi tôm

Ao lắng là một trong những phương pháp phổ biến được ứng dụng để xử lý chất thải hữu cơ ao nuôi tôm

3.2 Chuẩn bị kỹ lưỡng ao nuôi trước khi thả tôm

Trước mỗi vụ nuôi, bà con nên xử lý chất thải hữu cơ trong ao tôm  để đảm bảo tôm mới được ở trong môi trường phù hợp bằng phương pháp cải tạo ướt và cải tạo khô. Nếu sử dụng cải tạo ướt, bà con có thể sử dụng thêm men vi sinh để hỗ trợ quá trình phân hủy thức ăn thừa, làm sạch nước ao.

3.3 Lưu ý kỹ màu nước ao nuôi

Màu nước ao nuôi là yếu tố đánh giá chất lượng nước ao. Nếu nước ao có màu nâu đen hoặc đỏ gạch tức là ao đang bị ô nhiễm, tích tụ nhiều chất tảo, cần được xử lý ngay. Nếu màu nước ao tối tức là các loại tảo độc như tảo giáp, tạo mắt,… đang bị sản sinh nhiều, gây hại cho sức khỏe của tôm. Xử lý tảo biển đòi hỏi người nuôi cần có kinh nghiệm nhất định mới có thể duy trì môi trường nước tốt và màu tảo tươi. Bà con có thể sử dụng các loại hóa chất xử lý nước để cải thiện màu nước ao.

3.4 Quản lý thức ăn cho tôm

Tôm là loài ăn chậm vì vậy quản lý lượng thức ăn tôm là việc cần thiết. Nếu thức ăn có chất lượng kém sẽ dễ tan trong nước biến thành chất thải, tôm cũng khó tiêu hóa nhanh, ảnh hưởng năng suất ăn của tôm. Vì vậy bà con nên sử dụng thức ăn cho tôm chất lượng và hợp lý, miếng thức ăn vừa miệng tôm.

Tôm là loài ăn chậm vì vậy quản lý lượng thức ăn tôm là việc cần thiết

Tôm là loài ăn chậm vì vậy quản lý lượng thức ăn tôm là việc cần thiết

3.5 Lựa chọn nguồn nước cấp

Nguồn nước cấp trong ao tôm nếu chứa nhiều chất lơ lửng, chất cặn và chất độc hại, từ đó ảnh hưởng tới sức khỏe của tôm, khiến tôm dễ bị mắc bệnh. Điển hình nhất là bệnh phân trắng khiến chất thải hữu cơ trong ao tăng thêm. Bà con hãy lưu ý chọn nguồn nước cấp không có tảo, độ mặn thấp và có ít chất lơ lửng.

3.6 Gom tụ chất thải, tránh khuấy động tạp chất trong ao nuôi

Bà con có thể sử dụng máy quạt nước để gom tụ các chất thải hữu cơ, đi kèm với các loại vôi, khoáng chất để tránh khuấy động vùng tạp chất trong ao. Đây là phương pháp an toàn và dễ thực hiện, vừa có thể tạo ra vùng nước sạch để tôm hoạt động, vừa tránh phát tán các hợp chất lơ lửng trong ao khi vào mùa vụ nuôi.

3.7 Dùng hệ thống máy hút bùn

Với nhiều trường hợp trong các hệ thống ao nuôi năng suất cao, việc giảm bớt lượng chất thải không phải giải pháp triệt để và tối ưu. Vì vậy người ta ưu tiên loại bỏ định kỳ chất thải ra khỏi ao nuôi để đảm bảo môi trường sống cho tôm. Dùng hệ thống máy hút bùn hoặc hệ thống thoát nước trung tâm để loại bỏ chất thải. Tuy nhiên nếu không có kinh nghiệm và kỹ thuật hút đúng cách, giải pháp này có thể gây nguy hại cho tôm. Vì vậy bà con hãy cân nhắc.

Hy vọng qua bài viết này bà con đã có thêm kiến thức về xử lý chất thải hữu cơ ao nuôi tôm. Nếu muốn tìm hiểu về giải pháp xử lý thức ăn thừa trong ao tôm và các cách nuôi tôm đạt sản lượng cao khác, hãy truy cập website  để biết thêm nhé

Để lại bình luận

Đã thêm vào giỏ hàng

0 Scroll
032 849 2642
0328492642