Sucralose là một chất làm ngọt nhân tạo được sử dụng rất phổ biến trong các ngành sản xuất bánh kẹo hiện nay. Trong đó, Splenda là loại sucralose được dùng nhiều nhất. Để hiểu rõ hơn về Sucralose là gì và giải đáp được thắc mắc Sucralose có tốt không, các bạn hãy theo dõi bài viết về chất tạo ngọt Sucralose với chúng tôi nhé.
Sucralose là gì?
Sucralose là gì
Sucralose là một chất tạo ngọt nhân tạo được dùng để thay thế cho đường. Nó được tạo ra bằng cách khử clo trong môi trường nhiệt độ cao, nồng độ pH thấp để thay thế 3 nguyên tử clo (Cl) cho 3 nhóm hydroxyl (-OH). Sự thay đổi phân tử này tạo ra một chất làm ngọt dạng bột siêu ngọt và không chứa calo, chính là chất tạo ngọt Sucralose.
Lịch sử phát hiện và cách tạo ra chất tạo ngọt Sucralose
Sucralose được phát hiện lần đầu tiên vào 1976 dưới sự nghiên cứu của 2 tổ chức là Tate & Lyle Ltd và Queen Elizabeth College. Trong lúc nghiên cứu cách sử dụng đường sucrose và các dẫn xuất tổng hợp của nó trong công nghiệp, 2 nhà khoa học là Leslie Hough và Shashikant Phadnis đã phát hiện ra Sucralose có vị ngọt. Sự phát hiện này cũng giúp 2 nhà khoa học này có được bằng sáng chế chất.
Đến năm 1980, Tate & Lyle Ltd. đã hợp tác với tập đoàn Johnson & Johnson để thành lập ra công ty McNeil. Công ty này ra đời với mục đích thương mại hóa sucralose bằng cách trộn sucralose với maltodexin và dextrose (2 loại đường được sản xuất từ ngô) để tạo ra một loại đường nhân tạo mang thương hiệu là Splenda.
Mặc dù Sucralose không chứa calo nhưng sản phẩm Splenda vẫn chứa carbs, maltodextrin và dextrose (glucose). Mỗi gam Splenda có chứa tới 3,36 calo. Tuy nhiên, tổng lượng calo và carbs mà loại đường này nạp vào cơ thể con người là không đáng kể vì chúng ta chỉ cần một dùng lượng nhỏ mỗi lần sử dụng. So với đường thường thì chất tạo ngọt Sucralose ngọt gấp 400 lần và không có dư vị đắng.
Splenda là chất tạo ngọt được sử dụng nhiều nhất
Ứng dụng của chất tạo ngọt Sucralose là gì
Như đã nói ban đầu Sucralose là chất tạo ngọt được sử dụng để thay thế cho đường. Nhờ có lượng calo thấp, độ ngọt cao và an toàn, Sucralose được cấp phép sử dụng rộng rãi trên 80 quốc gia và có mặt trong rất nhiều loại thực phẩm và đồ uống như nước giải khát, nước chấm, bánh kẹo, mứt, siro,… Đặc biệt, đây là sản phẩm rất phù hợp cho người ăn kiêng hoặc mắc bệnh tiểu đường.
Trong Liên minh châu Âu EU, Sucralose được biết đến dưới số E955. Những người ăn kiêng, giảm cân thường sử dụng chất tạo ngọt này để nấu ăn hoặc chế biến trái cây đóng hộp.
Tuy nhiên có một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, làm nóng Sucralose bằng glycerol, xương sống của các phân tử chất béo sẽ tạo ra các chất có hại gọi là Chloropropanols. Chất này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Trong ngành sản xuất dược phẩm, Sucralose cũng được sử dụng để sản xuất thực phẩm bổ sung dinh dưỡng và các vitamin. Nó được sản xuất dưới dạng đường viên nén hoặc bỏ vào các túi nhỏ. Bên cạnh đó, Sucralose rất bền với nhiệt nên nó được dùng trong các sản phẩm chế biến nướng.
Lợi ích của việc dùng chất tạo ngọt Sucralose
So với việc dùng đường thì chất tạo ngọt Sucralose có nhiều ưu điểm hơn. Cũng chính nhờ những ưu điểm này mà nó được sử dụng rộng rãi như ngày hôm nay. Cụ thể thì Sucralose mang lại những lợi ích sau:
Không gây sâu răng và không hủy hoại men răng
Mặc dù Sucralose là loại đường nhân tạo có độ ngọt cao gấp 400 lần so với đường thông thường nhưng nó lại không có khả năng gây sâu răng. Bởi lẽ Sucralose không hề có phản ứng với các enzyme tiêu hóa và cũng không tham gia vào quá trình chuyển hóa carbohydrate cùng các quá trình khác.
Chất tạo ngọt Sucralose không gây hại cho răng
Không những vậy, trong thành phần của Sucralose còn chứa thành phần clo, một chất oxy hóa cực mạnh nên nó có khả năng chống khuẩn tốt. Chính vì vậy mà việc sử dụng chất tạo ngọt Sucralose không gây ảnh hưởng đến men răng giống như đường ăn thông thường.
Không để lại hậu vị đắng sau ăn
Sucralose có vị ngọt cao hơn đường ăn thông thường rất nhiều. Sau khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt nhưng chỉ một lát sau là hết. Khi hết ngọt, bạn vẫn không hề thấy vị đắng nhẹ như ăn đường bình thường.
Giúp hỗ trợ quá trình giảm cân
Với đặc tính không chứa calo, chất tạo ngọt Sucralose được nhiều người ăn kiêng ưa chuộng. Khi sử dụng loại đường này, chúng ta sẽ nhanh cảm thấy no và không muốn ăn thêm gì cả. Trong khi đó, cơ thể vẫn cần tạo ra năng lượng và nó sẽ phải đốt cháy phần mỡ thừa tích tụ trước đó. Điều này sẽ giúp chúng ta giảm cân hiệu quả.
Vậy Sucralose có an toàn không?
Từ những năm 1998, chất tạo ngọt Sucralose đã được cấp phép sử dụng ở Mỹ. Nếu sử dụng với lượng vừa phải, nó sẽ an toàn với người dùng, bao gồm cả những bệnh nhân tiểu đường. Bởi lẽ nó không gây ảnh hưởng đến mức insulin và cũng không làm tăng lượng đường trong máu.
Trong ngành thực phẩm và dược phẩm, chất tạo ngọt này được sử dụng rất rộng rãi. Thậm chí, theo CSPI – một tổ chức phi chính phủ của Mỹ thì nó còn được xem là 1 trong 2 loại đường hóa học tương đối an toàn với con người. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng nếu chúng ta sử dụng với liều lượng khuyến cáo cho phép. Nếu thường xuyên sử dụng sản phẩm có chứa Sucralose, một số vấn đề về sức khỏe cho người dùng có thể xuất hiện, đó là:
Sucralose an toàn không
Nguy cơ giải phóng chất độc
Mặc dù có đặc tính bền với nhiệt nhưng khi ở nhiệt độ cao, Sucralose bị phân hủy và tác dụng với các thành phần khác để hình thành nên một loại chất mới. Theo một nghiên cứu thì khi nung nóng Sucralose với glycerol (một thành phần có trong chất béo), chất ung thư là chloropropanol có thể được tạo ra. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn để kiểm chứng điều này.
Dẫu vậy, nếu phải nướng thực phẩm ở nhiệt độ trên 350 ° F hoặc 120 ° C trong thời gian dài, chúng ta nên dùng loại đường khác.
Làm giảm sức khỏe của hệ miễn dịch
Theo một số nghiên cứu thì thành phần clo trong Sucralose có thể gây suy giảm hệ miễn dịch. Thường xuyên sử dụng chất tạo ngọt này sẽ ảnh hưởng đến hệ vi khuẩn có trong đường đường ruột. Đây là hệ vi khuẩn giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức khỏe hệ tim mạch… Sucralose khiến chúng suy yếu, gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và hấp thụ thuốc điều trị bệnh.
Trong một nghiên cứu trên chuột thì sau 12 tuần, những con chuột ăn Sucralose bị giảm 47 – 80% lượng vi khuẩn kỵ khí, trong khi đó các vi khuẩn có hại thì gần như ít bị ảnh hưởng. Tuy nhiên để đánh giá ảnh hưởng của loại đường này trên con người, chúng ta vẫn cần có nhiều nghiên cứu hơn.
Gây ngộ độc
Sucralose có thể gây ngộ độc
Theo kết quả nghiên cứu của Renwick, Roberts và các cộng sự thì lượng Sucralose tích tụ trong cơ thể từ 1,6 – 12,2% Sucralose ăn vào sẽ tập trung ở gan, thận, đường tiêu hóa… và gây ra một số vấn đề như.
- Có thể làm teo tới 40% tuyến ức.
- Khiến kích thước tế bào ở gan và thận tăng lên.
- Teo các nang bạch huyết ở tuyến ức và lá lách.
- Làm giảm tốc độ phát triển của cơ thể và các tế bào hồng cầu.
- Gây phình to (tăng kích thước) xương chậu
- Làm tăng thời gian mang thai hoặc tăng nguy cơ sảy thai.
- Giảm trọng lượng của nhau thai và thai nhi, gây tiêu chảy.
- Làm tăng nguy cơ ung thư máu
Có thể gây ảnh hưởng tới đường huyết
Có một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, Sucralose có thể làm tăng khoảng 20% insulin và 14% đường huyết ở 17 người bị béo phì và không thường xuyên sử dụng các loại chất tạo ngọt nhân tạo. Điều này đồng nghĩa với việc Sucralose có ảnh hưởng nhiều tới đường huyết ở những người ít sử dụng chất tạo ngọt nhân tạo, còn những người đã quen dùng loại chất này trước đó thì ít bị ảnh hưởng hơn. Tuy nhiên vẫn cần có thêm nhiều nghiên cứu khác nữa để có kết luận chính xác.
Ảnh hưởng đến hormone trong cơ thể
Nghiên cứu in vivo cho thấy Sucralose có thể gây ảnh hưởng đến lượng hormone có trong hệ tiêu hoá, gây ra các vấn đề về chuyển hoá như tăng cân, béo phì và tiểu đường loại 2. Bởi lẽ Sucralose có thể gây ra trạng không dung nạp đường glucose và làm tăng nguy cơ tiểu đường.
Trên đây là những thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc về Sucralose là gì. Chắc hẳn nó đã giúp các bạn có thêm rất nhiều kiến thức bổ ích về loại chất tạo ngọt này. Để cập nhật thêm những kiến thức bổ ích, hãy thường xuyên ghé thăm website https://dongachem.vn/ của bạn nhé.