Acetone là gì? Vai trò của Acetone trong đời sống

Để làm rõ hợp chất Acetone là gì để đánh giá một cách chính xác vai trò của Acetone đối với một số ngành nghề quan trọng hiện nay. Ngoài ra, chúng ta cũng cần tìm hiểu một số tác hại của hợp chất này đối với cơ thể con người để tìm ra biện pháp phòng tránh và bảo vệ khi không tiếp xúc với khí Acetone.

 

 

1. Hợp chất Acetone là gì?

 Hợp chất Acetone là gì?

Hợp chất Acetone là gì?

Acetone còn có tên khoa học là Dimethyl Formadehyde. Đây là một hợp chất hữu cơ được sử dụng khá rộng rãi ở trong nhiều ngành công nghiệp hiện đại. Acetone công nghiệp có công thức hóa học là (CH3)2CO thường ở dạng chất lỏng, không màu, có mùi đặc trưng, dể cháy và bay hơi nhanh.

Tính chất đặc trưng của Acetone là dễ hòa tan trong dung môi và nước. Chính vì vậy, hợp chất này thường được sử dụng để làm sạch môi trường trong phòng thí nghiệm. Ngoài ra, Acetone còn được sử dụng để làm nguyên liệu tổng hợp một số chất hữu cơ quan trọng.

Ngoài ra, chúng ta cần biết rằng, Acetone là hợp chất có thể xuất hiện và tồn tại trong môi trường thiên nhiên (không khí, ruộng đất, nước uống,…) hoặc được tạo ra từ những phòng thí nghiệm chuyên biệt.

Đặc biệt, trong cơ thể con người chúng ta, hợp chất Acetone cũng có thể được tạo ra thông qua quá trình trao đổi chất và thường xuất hiện nhiều nhất trong nước tiểu và máu. Tuy nhiên, nếu cơ thể người không thể đào thải được chất Acetone do nguyên nhân nào đó rất dễ xuất hiện tình trạng choáng váng vì lượng axit trong máu tăng cao.

2. Vai trò tiêu biểu của Acetone trong cuộc sống

Vai trò tiêu biểu của Acetone trong cuộc sống

Vai trò tiêu biểu của Acetone trong cuộc sống

Chúng ta đã tìm hiểu một cách chi tiết Acetone là gì? Bên cạnh đó, rất nhiều người thắc mắc Acetone dùng để làm gì và nó có thật sự quan trọng đối với đời sống con người hay không? Sau đây, chúng ta cùng tìm hiểu một số ứng dụng của hợp chất Acetone trong thực tế hiện nay:

Chăm sóc sắc đẹp

Một trong những ứng dụng nổi bật của Acetone được sử dụng trong kỹ thuật làm móng. Ngoài ra, hợp chất này còn được dùng khá nhiều như một chất phụ gia thực phẩm, phục vụ quy trình bảo quản và đóng gói nhiều loại thực phẩm hiện nay.

Thêm nữa, Acetone còn là một trong những nguyên liệu quan trọng để tạo ra sản phẩm lột da bằng hóa chất, chất tẩy keo siêu dính, chất tẩy rửa sơn móng tay và cả chất tẩy khi sản xuất thủy tinh và gốm sứ.

Một ứng dụng khá ấn tượng nữa của Acetone là sử dụng trong việc in ấn nghệ thuật khá hiệu quả.

Trong phòng thí nghiệm

Với vai trò là một chất dung môi, Acetone được sử dụng như một cực aprotic tạo ra nhiều phản ứng hữu cơ quan trọng và cần thiết trong quá trình thí nghiệm. Ngoài ra, dung môi Acetone còn được sử dụng rất phổ biến để tạo ra các chất tẩy rửa các dụng cụ làm bằng chất liệu thủy tinh ở trong phòng thí nghiệm.

Trong ngành công nghiệp hiện đại

Acetone công nghiệp  được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề hiện nay. Hợp chất này thường dùng trong quá trình tạo ra các loại nhựa, chất dẻo, sơn, plastic, và thậm chí là sử dụng để sản xuất một số dược phẩm thiết yếu.

Bên cạnh đó, Acetone còn là dung môi cho quá trình chế tạo cao su, nitrocellulose, acrylic, nhựa tổng hợp,… Ngày nay, dung môi Acetone còn dùng để chế tạo keo epoxy, một số loại sơn và vecni.

Đối với ngành công nghiệp về hóa chất tẩy rửa, loại hợp chất này đóng vai trò quan trọng như một chất tẩy nhờn nặng, giúp làm sạch kim loại hiệu quả trước khi sơn.

Một đặc tính của Acetone là dễ cháy, tuy nhiên, hợp chất này lại được sử dụng phổ biến với vai trò là một chất dung môi trong quá trình vận chuyển, lưu trữ axetilen do hợp chất này nếu ở dạng tinh khiết sẽ không được đảm bảo an toàn khi chịu áp suất lớn. Chính vì vậy, các thùng chứa chất axetilen luôn được hòa tan trong aceton.

3. Các phương pháp điều chế Acetone

Các phương pháp điều chế Acetone

Các phương pháp điều chế Acetone

Hiện nay, có hai phương pháp điều chế Acetone vẫn được áp dụng khá phổ biến trên thị trường, đó là:

Phương pháp truyền thống

Để điều chế Acetone theo phương pháp truyền thống, người ta sẽ chưng cất  khô hợp chất Acetone với nguyên liệu cơ bản được sử dụng là canxi acetate thông qua quá trình khử carbonic. Quá trình này được diễn ra theo theo phản ứng hóa học sau đây:

Ca(CH3COO)2 → CaO(s) + CO2(g) + (CH3)2CO

Một phương pháp khác cũng được áp dụng để điều chế Acetone trước đây chính là làm lên men ethanol butanol và vi khuẩn clostridium acetobutylicium. Đây là phương pháp có tên gọi gọi là lên men bằng vi khuẩn do Chaim Weaizmann đưa ra. Tuy nhiên, phương pháp này có một nhược điểm là hiệu quả không cao và lại tốn kém nhiều thời gian. Chính vì vậy, hiện nay rất ít nơi sử dụng phương pháp này để điều chế Acetone.

Phương pháp hiện đại

Phương pháp điều chế axeton hiện đại được tạo thành từ nguyên liệu cumene (còn được gọi là isopropylbenzene). Quá trình này sẽ tạo ra thành phẩm gồm acetone và phenol.

Phương pháp này dựa trên phản ứng hóa học tạo ra giữa propylene và benzen cùng với chất xúc tác là axit phophoric hay zeolite. Cumene sẽ bị oxy hóa để tạo thành cumene hydroperoxide, sau đó sẽ tiếp tục được phân cắt nhờ vào axit sunfuric để thu được hợp chất phenol và acetone cuối cùng.

4. Acetone có gây hại cho con người hay không?

 Acetone có gây hại cho con người hay không?

Acetone có gây hại cho con người hay không?

Như đã trình bày ở trên, Acetone có vai trò quan trọng trong nhiều ngành nghề hiện đại. Tuy nhiên, đây cũng là một hợp chất có tác hại khá lớn đến con người nếu không cẩn thận khi tiếp xúc. Cụ thể là:

  • Acetone nếu kết hợp với một số chất khác, như là: chloroform, hydogen có thể tạo ra một số chất gây hại với con người khi tiếp xúc.

  • Nếu cơ thể con người trực tiếp có một lượng lớn chất acetone thâm nhập vào sẽ có thể gây nên tình trạng ói mửa, nếu bị nhiễm nặng sẽ tạo ra tình trạng ói ra máu rất nghiêm trọng.

  • Nếu bị Acetone bắn vào mắt sẽ gây ra tổn thương giác mạc. Trong trường hợp bị tổn thương nặng có thể làm giác mạc bị đục tạm thời hay thậm chí là vĩnh viễn.

  • Nếu hít phải Acetone sẽ tạo nên tình trạng khó thở, nghiêm trọng hơn là gây tổn thương niêm mạc mũi, suy yếu hệ hô hấp và có thể ảnh hưởng đến cả huyết áp và nhịp tim của con người.

  • Ngoài ra, nhiễm độc Acetone còn làm ảnh hưởng đến khả năng vận động và hệ thần kinh của con người. Lúc này, cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó thở, phế quản khó chịu, nếu nhiễm nặng sẽ dẫn tới hôn mê.

5. Phương pháp bảo quản và phòng ngừa khi sử dụng và bảo quản Acetone

Để tránh tình trạng ngộ độc Acetone, trong quá trình bảo quản và sử dụng hợp chất này cần phải chú ý những vấn đề sau đây:

  • Hạn chế tối đa tiếp xúc trực tiếp với Acetone. Trong quá trình làm việc hay thí nghiệm cần phải trang bị đầy đủ đồ phòng hộ theo đúng tiêu chuẩn đã đề ra.

  • Cần bảo quản Acetone ở khu vực thoáng mát, khô ráo, nơi có ánh nắng trực tiếp, khu vực dễ cháy và đặc biệt tránh xa tầm với của trẻ em.

  • Dung môi Acetone luôn phải cất giữ trong những thùng, can được đậy kín để tránh tình trạng bay hơi.

Trong trường hợp chúng ta bị nhiễm khí độc Acetone, cần phải thực hiện một số biện pháp sơ cứu cấp thời như sau:

  • Rửa ngay với nước và xà phòng  trong vòng 15 phút ở khu vực da tiếp xúc với Acetone. Nếu là bị vấy vào mắt, sau khi rửa mắt xong phải đến ngay bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra và điều trị.

  • Khi nhiễm khí độc Acetone, phải sơ cứu bằng cách nới lỏng áo quần, thắt lưng, thực hiện hô hấp nhân tạo và gọi cấp cứu tức thời.

  • Nếu nuốt phải Acetone cần phải gọi cấp cứu ngay, không được sử dụng phương pháp hô hấp nhân tạo để sơ cứu.

Tóm lại, những thông tin trình bày của trong bài viết này đã giúp chúng ta hiểu rõ Acetone là gì, tính chất đặc trưng và vai trò của hợp chất này đối với đời sống con người. Thêm nữa, bài viết còn giúp chúng ta nhận rõ những tác hại khi nhiễm độc khí Acetone cũng những biện pháp phòng tránh, bảo quản hợp chất này một cách hiệu quả nhất.

Để lại bình luận

Đã thêm vào giỏ hàng

0 Scroll
032 849 2642
0328492642