Công suất tiêu thụ là một trong những đại lượng xuất hiện khá phổ biến trong đời sống hàng ngày của con người. Và cũng là yếu tố quan trọng được người tiêu dùng quan tâm khi lắp đặt và sử dụng một thiết bị nào đó. Tuy nhiên, hầu hết người dùng chỉ hiểu đơn giản về công suất điện chứ chưa thực sự hiểu rõ được hết ý nghĩa của chúng. Bài viết này, sẽ chia sẻ đến bạn đọc những thông tin hữu ích xoay quanh công suất tiêu thụ điện.
Công thức tính mức tiêu thụ điện chính xác nhất
1.Công suất tiêu thụ là gì?
Công suất tiêu thụ là năng lượng của điện năng để biến đổi thành năng lượng có ích, ký hiệu là P. Đây là một đại lượng được đặc trưng cho tốc độ tiêu thụ điện năng của nguồn điện và công tơ.
Từ đó, công suất tiêu thụ trung bình của đoạn mạch được tính bằng số trị điện năng mà đoạn mạch đã tiêu thụ trên một đơn vị thời gian nhất định. Hoặc bằng tích của hiệu điện thế giữa 2 đầu của đoạn mạch với cường độ điện chạy qua mạch đó.
2.Công thức tính công suất tiêu thụ chính xác nhất
Sau khi tìm hiểu về định nghĩa của công suất tiêu thụ, chúng ta hãy cùng tham khảo các công thức tính công suất tiêu thụ cụ thể như công suất tiêu thụ điện, công suất dòng điện và công suất điện 3 pha.
2.1.Công suất tiêu thụ điện
Công suất tiêu thụ điện năng của đoạn mạch thường được tính bằng trị số điện năng được tiêu thụ trong một thời gian nhất định.
P = A/t = U.I
Trong đó:
-
P: công suất tiêu thụ điện năng(đơn vị W)
-
A: điện năng tiêu thụ trong một khoảng thời gian (đơn vị J)
-
T: thời gian (đơn vị s)
-
U: hiệu điện thế ở giữa 2 đầu đoạn mạch (đơn vị V)
Hiện nay, hầu hết các đồ dùng đều được thi công về số công suất tiêu thụ. Chính vì vậy, dựa vào những thông số công suất tiêu thụ ghi trên đồ dùng, bạn có thể tính được công suất tiêu thụ điện của thiết bị đó. Từ đó, bạn có thể lựa chọn được những thiết bị phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình.
2.2.Công suất dòng điện
Để biết được mức điện năng tiêu thụ của từng thiết bị điện khác nhau, bạn cần tính được công suất dòng điện. Công suất dòng điện thường được tính theo công thức dưới đây:
P = U.Icos(φu– φi) = UIcosφ
Trong đó:
-
P: công suất của dòng điện xoay chiều (đơn vị W)
-
U: điện áp hiệu dụng giữa hai đầu mạch điện (đơn vị V)
-
I: cường độ hiệu dụng giữa hai đầu của mạch điện xoay chiều (đơn vị W)
-
Cos φ: một hệ số công suất của đoạn mạch xoay chiều.
Đặc biệt, công suất điện năng tiêu thụ theo mạch điện xoay chiều cũng có công thức tương tự như tính công suất tiêu thụ điện năng của dòng điện không đổi: W=p.t.
Công suất tiêu thụ của các thiết bị điện có đơn vị là KWh. Theo đó:
1 KWh = 1000(W).3600(s) = 3 600 000 (J)
2.3.Công suất điện 3 pha
Do lượng điện tiêu thụ của các dòng máy móc công nghiệp lớn như máy rửa bát, máy giặt công nghiệp, máy hút bụi công nghiệp,…vô cùng lớn nên chúng thường được sử dụng với dòng điện 3 pha. Và được tính theo hai công thức sau đây.
Cách 1:
Công tính tính:
P = (U1xI1 + U2xI2 + U3I3) x H
Trong đó:
-
H là thời gian tính bằng giờ.
-
U là điện áp.
-
I là dòng điện
Cách 2:
P = U.I.cosφ
Cụ thể:
-
I: cường độ dòng điện hiệu dụng qua từng tải.
-
cosφ: hệ số công suất ở từng tải.
3.Hướng dẫn cách tính công suất tiêu thụ của một thiết bị điện
Mỗi thiết bị đều có một công suất khác nhau, để các bạn dễ hình dung, chúng ta hãy cùng xem xét một số cách tính công suất tiêu thụ của một số thiết bị thông dụng trong gia đình và doanh nghiệp nhé.
3.1.Quạt điện
Mỗi loại quạt sẽ có một công suất khác nhau
Với mức tiêu thụ khoảng 50-70W điện/giờ, đồng nghĩa với việc bạn có thể sử dụng quạt tầm 20 tiếng mới hết 1 số điện. Tuy nhiên, mỗi loại quạt đều có những công suất khác nhau nên người dùng có thể tính toán và xem xét.
Đồng thời, những chiếc quạt có công suất cao hơn thì điện năng tiêu thụ lớn hơn.
3.2.Điều hòa
Dựa trên công suất hoạt động, điều hòa được chia làm 2 loại khác nhau. Đó là loại 9000BTU với công suất khoảng 800 – 850W và loại 12000 BTU có công suất 1500W.
Tứ là mỗi giờ hoạt động của điều hòa sẽ tiêu thụ khoảng 0,8 – 1,5 số điện.
Điều hóa tiêu thụ khoảng 0,8 – 1,5 số điện trong 1 giờ
3.3.Máy rửa xe ô tô
Thông thường công suất của máy rửa xe ô tô trong khoảng từ 1200 – 1800W còn máy rửa xe áp lực cao sẽ dao động từ 2200 – 7500W.
Như vậy, nếu sử dụng máy liên tục trong vòng 1 tiếng, thiết bị sẽ tiêu thụ hết khoảng 1,2 – 7,5 số điện.
Công suất tiêu thụ của máy rửa xe ô tô
3.4.Máy hút bụi công nghiệp
Trên thị trường hiện nay, máy hút bụi công nghiệp thường có công suất từ 1000 – 3000W.
Đồng nghĩa với việc sử dụng máy hút bụi liên tục trong khoảng 1 tiếng sẽ tiêu thụ khoảng 1kWh – 3kWh (tương đương 1 – 3 số điện).
Hiện nay máy hút bụi công nghiệp đang được sử dụng rộng rãi
4. Tại sao cần sử dụng đúng dòng điện định mức?
Dòng điện định mức được biết đến là một đại lượng cường độ giúp cho hoạt động và công suất của đồ vật hoạt động với tần suất cao nhất. Không chỉ vậy, đây cũng là đại lượng giới hạn cho phép của dòng điện. Trong trường hợp cường độ dòng điện định mức của vật dụng vượt quá giá trị cho phép sẽ gây ra hiện tượng hỏng hóc, cháy nổ.
Bên cạnh đó, đây cũng là đại lượng biểu thị giới hạn cho phép của dòng điện. Nếu cường độ dòng điện vượt quá giá trị định mức được ghi trên nhãn, mác dán của thiết bị điện có thể gây ra cháy nổ hoặc hư hỏng nặng.
Đồng thời, dòng điện định mức cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống. Thường được sử dụng để giúp máy hoạt động ổn định hơn, không gây tổn thất về hệ số công suất. Do dòng điện định mức có khả năng xác định được công suất của động cơ để điều khiển và hạn chế các tình trạng tải tiêu thụ vượt quá so với dòng điện đã được định mức.
Ngoài ra, việc lựa chọn tiết diện dây dẫn phù hợp với dòng điện giúp giảm tổn hao điện năng trong quá trình truyền dẫn, tiết kiệm điện năng trong quá trình sử dụng.
Trên đây là những thông tin quan trọng liên quan đến công suất tiêu thụ mà đã tổng hợp được, đồng thời giải đáp những câu hỏi như Công suất tiêu thụ là gì? Các công thức được sử dụng để tính công suất tiêu thụ. Hy vọng với những kiến thức hữu ích này sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về công suất tiêu thụ