Ưu nhược điểm của hóa chất trợ lắng được sử dụng phổ biến hiện nay

Hóa chất trợ lắng không chỉ được sử dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp mà còn là trợ thủ đắc lực giúp dọn dẹp rác thải, cặn bẩn có trong thành phần nước thải một cách nhanh chóng. Mặc dù, trên thị trường hiện nay cung cấp rất nhiều sản phẩm chất trợ lắng với đa dạng mẫu mã nhưng lại khiến người tiêu dùng khó lựa chọn, không biết sản phẩm nào mới phù hợp với nhu cầu sử dụng, mang lại hiệu quả tối đa.

 

 

1.Chất trợ lắng là gì?

Chất trợ lắng là tên gọi chung của các loại hóa chất xử lý nước chuyên dụng, được sử dụng với mục đích hỗ trợ tạo bông keo, làm lắng đọng các chất lơ lửng, cặn bẩn, rác thải có trong nước. Từ đó giúp cho quá trình dọn dẹp, hút cặn diễn ra nhanh chóng và đạt hiệu quả cao.

Ngoài ra, những chất trợ lắng thường mang điện tích trái dấu so với các hạt cặn bẩn lơ lửng trong nước, dễ dàng hút các hạt này thành một khối bông keo lớn kết tủa ở dưới đáy. Nhờ vậy, người dùng có thể tách chúng ra bằng phương pháp tuyển nổi hoặc lắng lọc, mang lại nguồn nước sạch an toàn với độ trọng đạt chuẩn cho phép.

2.Các hóa chất trợ lắng phổ biến hiện nay

Để giải quyết những vấn đề liên quan đến hiện tượng nước đục, nước chứa những hạt lơ lửng trong nuôi trồng thủy sản, kinh doanh hồ bơi, bể cảnh,..người ta thường sử dụng các hóa chất trợ lắng như PAC, Polymer, Phèn nhôm, giúp mang lại hiệu quả cao.

2.1.Chất trợ lắng PAC

Hóa chất PAC là một loại cao phân tử, có tên viết tắt của từ poly aluminium chloride .

dong-vai-tro-la-chat-tro-lang-trong-xu-ly-nuoc-thai-nuoc-cap

 Đóng vai trò là chất trợ lắng trong xử lý nước thải, nước cấp

PAC được dùng với vai trò là chất keo tụ, chất trợ lắng trong xử lý nước thải, nước cấp, nước nuôi trồng thủy sản, giúp kết lắng các hợp chất keo tụ và các chất lơ lửng, loại bỏ vi khuẩn, virus và chất hữu cơ có trong nước.

Ưu điểm:

  • Dễ dàng hòa tan trong nước với thời gian keo tụ nhanh chóng.

  • Liều lượng sử dụng PAC thấp, bông cặn to, dễ lắng nhưng mang lại hiệu quả cao.

  • Cách sử dụng đơn giản, không cần thiết bị hỗ trợ, dùng ít hoặc không cần các chất hỗ trợ.

  • Không ăn mòn các thiết bị.

  • Hóa chất PAC có khả năng làm tăng độ trong của nước, tăng chất lượng nước sau khi xử lý và kéo dài chu kỳ lọc.

  • Chi phí phù hợp, không tốn kém khi sử dụng.

  • Dễ dàng vận chuyển, bảo quản.

  • PAC là loại hóa chất ít độc hại với con người.

Nhược điểm:

  • Đem lại hiệu quả nhanh khi sử dụng với liều lượng thấp nhưng nếu sử dụng quá liều sẽ làm hạt keo tan ra gây ảnh hưởng đến khả năng lắng cặn của sản phẩm. Chính vì vậy, khi sử dụng cần đảm bảo lượng hóa chất cần sử dụng.

  • Do PAC sở hữu đặc tính hút ẩm, háo nước nên khi bảo quản cần lựa chọn những khu vực thoáng mát, khô ráo.

  • So với phèn nhôm thì PAC có giá thành cao hơn nhưng khi sử dụng hóa chất PAC thì không cần bất kỳ loại phụ gia hỗ trợ nào, cũng không làm hư hỏng thiết bị máy móc như các loại phèn.

2.2.Chất trợ lắng Polymer

Cũng giống như PAC, Polymer là loại hóa chất được sử dụng phổ biến trong ngành xử lý nước cấp và nước thải. Polymer là tên gọi dùng cho các hợp chất có khối lượng phân tử lớn và trong cấu trúc có sự lặp đi lặp lại nhiều lần.

Polymer được ứng dụng làm tăng khả năng của quá trình keo tụ tạo bông trong thành phần nước, đem lại hiệu quả lắng đọng cao. Chúng hoạt động trên nguyên lý trung hòa điện tích giữa các hạt lơ lửng có trong các phân tử và thành phần nước thải, các hạt mang điện tích dấu trọng polymer. Hoá chất trợ lắng được phân ra làm 2 nhóm chính.

  • Polymer Cation: 

Phân tử mang điện tích dương, chúng thường được sử dụng với những mẫu nước thải có hàm lượng chất hữu cơ cao và có nồng độ pH<7. Ứng dụng để xử lý bùn thải, loại bỏ bùn và xử lý nước thải công nghiệp.

  • Polymer Anion: 

Phân tử mang điện tích âm, thường được sử dụng với những mẫu nước thải có độ đục, hàm lượng ion kim loại cao, nước có độ PH > 7. Hoặc với các tầng mặt nước chứa nhiều ion kim loại dương như: Mn, Fe,…

ung-dung-de-xu-ly-bun-thai-va-nuoc-thai-cong-nghiep

Ứng dụng để xử lý bùn thải và nước thải công nghiệp 

Hóa chất Polymer thường tồn tại ở dạng lỏng hoặc khô. Đối với các polymer lỏng sẽ ở dạng nhũ tương và chứa chất hoạt động bề mặt, còn polymer rắn và lỏng ở nồng độ khác nhau sẽ quyết định đến hiệu quả lắng.

Ưu điểm:

  • Chỉ cần một lượng nhỏ Polymer có thể làm nước trong vắt, hiệu suất xử lý nước cao.

  • Ít làm tăng độ muối và ít làm thay đổi nồng độ pH do không bị thủy phân.

  • Khả năng tạo lắng đọng tương đồng với PAC.

  • Sử dụng làm khô bùn hiệu quả sau khi xử lý.

  • Có khả năng loại bỏ được phosphate trong nước thải.

  • Cách dùng, bảo quản, xử lý và vận chuyển khá thuận tiện, dễ dàng.

  • Không hề gây độc hại cho vi sinh vật có trong nước.

Nhược điểm:

  • So với mặt bằng chung của các hóa chất trợ lắng thì giá thành hơi cao.

  • Nếu dùng quá liều sẽ tạo độ nhớt trong nước.

2.3.Chất trợ lắng Phèn nhôm

Khi nhắc đến chất trợ lắng được sử dụng phổ biến hiện nay thì không thể không nhắc đến phèn nhôm, với vai trò làm chất keo tụ trong xử lý nước sinh hoạt, nước thải, nước hồ bơi, nước cấp,… làm lắng các cặn bẩn nhờ phản ứng trao đổi tạo thành kết tủa với các hidroxit lơ lửng trong nước để làm trong nước.

phen-nhom-lam-lang-cac-can-ban-de-lam-trong-nuoc

Phèn nhôm làm lắng các căn bẩn để làm trong nước

Ưu điểm:

  • Do nhôm có điện tích 3+ nên đem lại hiệu quả keo tụ thuộc loại cao nhất trong số các loại muối ít độc hại.

  • Hóa chất phèn nhôm có sẵn trên thị trường và khá rẻ, đồng thời hóa chất này cũng ít độc.

  • Phương pháp keo tụ bằng phèn nhôm là phương pháp tương đối đơn giản, dễ kiểm soát, phổ biến rộng rãi.

Nhược điểm: 

  • Do phèn nhôm làm giảng độ pH đáng kể nên cần dùng NaOH để điều chỉnh lại độ pH, khiến cho chi phí sản xuất tăng.

  • Nếu sử dụng quá liều lượng cần thiết sẽ dẫn đến hiện tượng keo tụ bị phá huỷ, làm nước đục trở lại.

  • Cần dùng thêm một số chất phụ gia trợ lắng và trợ keo tụ.

  • So với khi dùng chất keo tụ khác, hàm lượng Al dư trong nước lớn hơn và có thể lớn hơn tiêu chuẩn với (0,2mg/lit).

  • So với các chất trợ lắng khác thì khả năng loại bỏ các chất hữu cơ tan và ko tan cùng các kim loại nặng bị hạn chế.

  • Bên cạnh đó, phèn nhôm là loại có độc tính đối với vi sinh vật do có thể làm tăng lượng SO42- trong nước thải sau xử lý.

3.Chất trợ lắng trong thực phẩm

Chất trợ lắng Silicone Dioxide tồn tại ở dạng gel trắng đến đục, thường không mùi, không vị. Do sở hữu những đặc tính nổi bật nên chúng được ưu tiên sử dụng trong thực phẩm.

silicone-dioxide-duoc-uu-tien-su-dung-trong-thuc-pham

Silicone Dioxide đưuọc ưu tiên sử dụng trong thực phẩm 

  • Với khả năng làm lắng những chất cặn mà không làm thay đổi mùi vị của sản phẩm.

  • Bên cạnh đó, Silicone Dioxide còn phản ứng và ngưng kết với các mạch protein dài chưa được thủy phân hết, nằm lơ lửng mà mắt thường không thể nhìn thấy được.

  • Ngăn chặn sự thay đổi màu sắc và hình thành cặn của nước mắm, nước tương, dấm, nước trái cây…

  • Làm sạch sản phẩm nên thời gian lọc được giảm nhiều.

  • Có thể làm lắng những cặn kích thước nhỏ lơ lửng mà máy lọc không lọc được.

  • Không gây ảnh hưởng đến các chất dinh dưỡng và vitamin khác.

3.Những lưu ý cần biết khi sử dụng chất trợ lắng

Để đảm bảo an toàn khi tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, bạn cần nắm được những lưu ý cần thiết khi sử dụng và bảo quản hóa chất trợ lắng.

Sử dụng hóa chất an toàn

  • Đảm bảo sự thông khí khi sử dụng các loại hóa chất, quạt thông gió để làm giảm nồng độ hóa chất gây hại trong không khí.

  • Chỉ sử dụng hóa chất khi thực sự cần thiết với liều lượng vừa đủ.

  • Dán nhãn đầy đủ để phân biệt các loại hóa chất khác nhau, tránh nhầm lẫn, ngăn ngừa tai nạn xảy ra.

  • Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng để biết được cách sử dụng, liều lượng hợp lý.

  • Trang bị đầy đủ đồ bảo hộ để đảm bảo an toàn cho chính bản thân.

  • Sau khi sử dụng hóa chất cần vệ sinh tay và cơ thể để tránh hóa chất xâm nhập vào cơ thể.

Bảo quản hóa chất

  • Bảo quản ở những khu vực khô ráo, thông thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp, các nguồn nhiệt và các hóa chất dễ gây cháy.

  • Đối với những hóa chất đặc biệt cần bảo quản ở những khu vực riêng, tuân thủ quy định.

  • Các kho bảo quản cần trang bị đầy đủ những thiết bị phòng cháy chữa cháy, hệ thống báo cháy cùng các biển báo.

  • Đối với những trường hợp bị rò rỉ hóa chất nên nhanh chóng xử lý đúng theo quy trình.

4.Mua hóa chất trợ lắng ở đâu uy tín, chất lượng?

Với những hiệu quả nổi bật mà các hóa chất trợ lắng mang lại, việc mua và sử dụng các hóa chất này ngày càng phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đó, nhiều các đơn vị cung cấp các hóa chất này xuất hiện. Tuy nhiên, địa chỉ nào uy tín và cung cấp sản phẩm chất lượng? Liệu những sản phẩm giá rẻ đó có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng hay không? Hoặc sản phẩm giá thành cao thì có đảm bảo chất lượng không? Chính vì vậy, bạn cần cân nhắc thật kỹ trước khi lựa chọn địa chỉ để mua.

Hiện nay, đang sản xuất và cung cấp các hóa chất trợ lắng như PAC lỏng, PAC bột chất lượng cao, đảm bảo chất lượng, cũng như giá thành hợp lý.

Trên đây là những thông tin về các loại hóa chất trợ lắng được sử dụng phổ biến hiện nay. Hy vọng, với những kiến thức mà   đã chia sẻ sẽ giúp bạn đọc có thể dễ dàng lựa chọn những sản phẩm phù hợp với mục đích sử dụng của mình

Để lại bình luận

Đã thêm vào giỏ hàng

0 Scroll
032 849 2642
0328492642