Nước cất là gì? Nước cất không chỉ là một loại nước được sản xuất thông qua quá trình chưng cất để loại bỏ các vi khuẩn, chất cặn bẩn và các hợp chất hóa học khác. Mà chúng còn được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như y tế, thực phẩm, công nghiệp. Với bài viết này, sẽ giới thiệu đến bạn đọc những kiến thức quan trọng xoay quanh nước cất.
Quy trình sản xuất và ứng dụng nổi bật của nước cất
1.Nước cất là gì?
Nước cất là nước nguyên chất, tinh khiết, được điều chế bằng cách chưng nước cất, dựa theo nguyên lý nhiệt độ sôi của nước và sự bốc hơi để thu được phần nước ngưng tụ. Nhờ vậy, nước thu được đảm bảo được độ tinh khiết tới mức tối đa, không chứa các tạp chất khác.
Bên cạnh đó, do thành phần nguyên bản và hoàn toàn tự nhiên, không chứa tạp chất vô cơ hay hữu cơ nên chúng cũng dung môi được sử dụng trong thí nghiệm, pha chế, rửa dụng cụ thí nghiệm.
Nước cất được ứng dụng rộng rãi trong y tế như rửa vết thương, pha chế thuốc, thuốc uống và biệt dược. Ngoài ra, chúng còn đóng vai trò quan trọng trong công nghiệp, nông nghiệp và nghiên cứu.
2.Phân loại nước cất
Thông thường nước cất sẽ được chia làm 3 loại:
-
Nước cất 1 lần (quá trình chưng cất 1 lần)
-
Nước cất 2 lần (nước cất 1 lần tiếp tục chưng cất lần 2)
-
Nước cất 3 lần (nước cất 2 lần tiếp tục chưng cất lần 3)
Ngoài ra, dựa trên các tiêu chí như độ dẫn điện, TDS,… hay theo thành phần lý hóa cũng có thể phân loại nước cất. Để đánh giá nước cất có tinh khiết hay không, bạn cần so sánh giữa tiêu chuẩn của nhà sản xuất đưa ra với tiêu chuẩn của ngành và nhà nước.
3.Hướng dẫn cách phân biệt nước cất 1 lần và nước cất 2 lần
Sự khác nhau giữa nước cất 1 lần và nước cất 2 lần là dựa vào quá trình chưng cất.
Quy trình
Trong quá trình chưng cất, nước được chưng cất ở điều kiện thường sẽ xảy ra hiện tượng bay hơi, sau đó ngưng tụ ở nhiệt độ lạnh, ta thu được nước cất 1 lần. Tiếp đó, ta lấy nước ngưng tụ đó lặp lại quá trình chưng cất, ta sẽ thu được nước cất 2 lần.
Ứng dụng
-
Nước cất 1 lần thường được ứng dụng làm nước uống trong sinh hoạt hàng ngày để thay cho các loại nước giải khát.
-
Do trong y tế, yếu tố tinh khiết cực kỳ khắt khe nên nước cất 2 lần chủ yếu sử dụng để làm dung môi pha chế thuốc, sắc thuốc, rửa dụng cụ y tế.
4.Quy trình sản xuất nước cất
Để sản xuất nước cất, người ta thường áp dụng các bước sau đây:
Các bước trong quy trình sản xuất
Bước 1: Lọc nước
Đối với nước sử dụng để sản xuất nước cất cần phải được lọc qua để loại bỏ tất cả các hạt cặn có trong nước.
Bước 2: Chưng cất
Sau đó, đưa nước vào bình chưng cất và đun sôi. Khi sôi, hơi nước bay lên và được chuyển đến một bình khác, đến khi lạnh lại và chuyển đổi trở lại thành nước cất.
Bước 3: Tinh chế
Sau quá trình chưng cất, để loại bỏ những tạp chất còn sót lại, nước cất có thể được tinh chế một lần nữa.
Kết quả thu được một loại nước hoàn toàn tinh khiết, không chứa bất kỳ chất bẩn nào.
5. Phân biệt nước cất và nước thông thường
So với nước thông thường, nước cất có thể đảm bảo những điều sau:
5.1.Không chứa vi trùng hoặc vi khuẩn
Hiện nay, nước sinh hoạt ở các nước phát triển chủ yếu là nguồn nước máy, mặc dù chứa một lượng nhỏ vi trùng, vi khuẩn nhưng vẫn nằm trong giới hạn an toàn và có thể sử dụng làm nước uống công cộng cho người dân. Dù vậy, số lượng này vẫn có thể vượt mức an toàn khi nguồn nước tạm thời bị ô nhiễm, gây nguy hiểm đến sức khỏe của những người có hệ miễn dịch yếu.
Ngược lại, những vi khuẩn đó thông thường sẽ được loại bỏ 100% trong nước cất. Chính vì vậy, nước cất thường được dùng cho những bệnh nhân mắc những căn bệnh nhất định.
5.2. Không chứa hóa chất hoặc chất độc hại
Sau khi nghiên cứu, nước cất được đánh giá không chứa các chất độc hại hoặc hóa chất bởi trong quá trình chưng cất, nguồn nước đã được loại bỏ hoàn toàn các tạp chất không mong muốn.
Thế nhưng, nguồn nước máy sử dụng cho sinh hoạt lại không đảm bảo được những tiêu chí đó. Bởi trong nước máy có thể lẫn các thành phần chất hóa học và thuốc trừ sâu trong vô cùng nguy hiểm đến sức khỏe người tiêu dùng. Đồng thời nồng độ của chúng cũng có khả năng thay đổi, tùy thuộc vào từng khu vực cũng như trình độ kỹ thuật của cơ quan xử lý nước.
So với các loại nước khác hoặc nước máy, nước cất chính là loại nước tinh khiết 100% và không chứa bất kỳ hóa chất nào, thuốc trừ sâu hay thuốc diệt cỏ.
5.3. Không chứa clo
Clo đóng vai trò quan trọng trong việc khử trùng nguồn nước ở nhiều quốc gia trên thế giới. Về cơ bản, chúng là chất an toàn và mang lại hiệu quả cho quá trình xử lý nước, diệt vi khuẩn và ngăn ngừa các bệnh lây lan qua nguồn nước.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nghiên cứu chỉ ra rằng, khi clo phản ứng với một vài hợp chất tồn tại trong nước có thể sinh ra DBP, đây là chất độc hại và có khả năng gây ung thư nếu sử dụng trong thời gian dài.
Do Clo và DBP đều có điểm sôi thấp hơn nước nên cần phải đun sôi và trải qua quá trình chưng cất thông qua bộ lọc carbon để loại bỏ hoàn toàn các tạp chất này. Điều này giúp giải đáp lý do tại sao nước cất không chứa DBP hay Clo.
6.Ứng dụng nổi bật của nước cất trong đời sống
Với những tính chất nổi bật, nước cất đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong cuộc sống như y tế, công nghiệp, thẩm mỹ.
6.1. Trong y tế
Do nước cất có nồng độ pH 5,5, không chứa kim loại nặng, sau khi chưng cất thì nước không chứa tạp chất hữu cơ, vô cơ. Chính vì vậy, chúng được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực y tế.
Ứng dụng rộng rãi trong y tế
Chẳng hạn như: rửa vết thương, rửa dụng cụ phòng mổ, vệ sinh máy thở, máy chạy thận, pha thuốc tiêm, pha dược phẩm, dùng cho nồi hấp tiệt trùng,…
6.2. Trong công nghiệp
-
Nước cất được dùng để châm sạc ắc quy, xi mạ, pha hóa chất, chạy lò hơi,..trong các trung tâm sửa chữa, bảo dưỡng, bảo trì cũng như sản xuất phụ tùng ô tô.
-
Ứng dụng rộng rãi trong các ngành sản xuất yêu cầu sự chính xác cao như chíp điện tử, vi mạch.
-
Không chỉ vậy, chúng còn có khả năng làm mát động cơ, pha chế hóa chất và máy làm thực phẩm,…
6.3. Trong thẩm mỹ
-
Nguyên liệu cực kỳ quan trọng trong quá trình sản xuất mỹ phẩm đòi hỏi chất liệu cao, an toàn khi sử dụng, không gây kích ứng, không có tác dụng phụ và hạn chế tối đa bị vi khuẩn thâm nhập vào da.
-
Bên cạnh đó, nước cất còn là thành phần chế tạo, xịt khoáng, son môi, kem dưỡng da cùng nhiều loại mỹ phẩm khác.
-
Ngoài ra, chúng cũng được sử dụng trong các spa với mục đích tạp mỹ phẩm vô khuẩn.
Đóng vai trò quan trọng trong sản xuất mỹ phẩm
7.Những lợi ích của nước cất đối với sức khỏe con người
Nước cất mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người như:
-
Thanh lọc cơ thể
Do nước cất là nước tinh khiết không lẫn tạp chất nên khi uống sẽ có khả năng thanh lọc cơ thể hiệu quả và cung cấp đủ nước. -
Giảm nguy cơ mắc bệnh
Trong quá trình chưng cất, nước cất đã được loại bỏ hết các mầm bệnh trong nguồn nước nên việc sử dụng nước cất đúng cách sẽ đem lại hiệu quả và đảm bảo sức khỏe con người. -
Giảm nguy cơ tiêu thụ hóa chất
Nước cất chủ yếu được dùng làm dung môi để pha chế hóa chất, rửa dụng cụ thí nghiệm, thực hiện một số phản ứng hóa học do chúng đã được loại bỏ hết các hợp chất vô cơ, hữu cơ, hóa chất độc hại, kim loại nặng, thuốc trừ sâu và chất gây nhiễm phóng xạ.
8.Liệu nước cất có uống được hay không?
Mặc dù nước cất là nước tinh khiết, hoàn toàn vô trùng, sạch khuẩn và hoàn toàn có thể sử dụng làm nước uống nhưng nước cất lại không mang đến lợi ích gì cho sức khỏe.
Chỉ uống nước cất theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ
Do trong quá trình chưng cất làm bay hơi các chất độc hại cùng các hợp chất có lợi khác. Vì vậy, nếu sử dụng nước cất làm nước uống hằng ngày sẽ dẫn đến tình trạng thiếu khoáng chất, khiến cho cơ thể suy kiệt.
Bên cạnh đó, theo như nghiên cứu của WHO đã chứng minh, việc thiếu khoáng chất có thể khiến cơ thể con người dễ mắc các bệnh như ung thư, loãng xương,… Đặc biệt, việc thiếu hụt khoáng chất trong nước uống không thể bù đắp bằng chế độ ăn uống.
Do đó, việc uống nước cất cần đảm bảo đúng cách, đúng chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe.
Tóm lại, qua bài viết này, đã chia sẻ tới bạn đọc những thông tin quan trọng liên quan đến nước cất như Nước cất là gì? Quy trình sản xuất và ứng dụng của chúng trong đời sống hàng ngày. Đồng thời, bạn cần lưu ý về việc sử dụng nước cất, thay vì làm nước uống trực tiếp, nước cất chỉ nên sử dụng trong sinh hoạt hoặc sản xuất, thí nghiệm.