Độ pH có vai trò quan trọng trong mọi mặt của đời sống, đặc biệt với sức khỏe con người. Vì vậy việc đo độ pH trong nước sinh hoạt và nước uống là việc làm cần thiết. Vậy độ pH là gì? Làm thế nào để đo được độ pH của nước? xin gợi ý cho bạn đọc 3 cách đo độ pH của nước dễ làm và chính xác tại nhà.
1. Tìm hiểu độ pH là gì?
Trước khi tìm hiểu cách đo độ pH của nước, chúng ta hãy nói qua về khái niệm độ pH. Độ pH là một đơn vị đo tính axit và tính bazơ (kiềm) có trong các dung dịch và đất. Xác định được tính axit và bazơ trong các môi trường đất và nước là tiền đề cho nhiều hoạt động trong cuộc sống như trồng cây, sinh hoạt, bảo vệ sức khỏe,…
Thang đo độ pH bắt đầu từ số 0 và kết thúc ở độ 14. Trong đó mức độ cân bằng là 7 điểm (điểm trung hòa). Từ số 0 đến số 7 nghĩa là dung dịch có tính axit tăng dần, khi pH đạt bằng 0 là tính axit cao nhất, còn từ số 7 tới số 14 nghĩa là dung dịch có tính kiềm tăng dần, khi pH đạt bằng 14 là tính kiềm cao nhất.
Độ pH là một đơn vị đo tính axit và tính bazơ (kiềm) có trong các dung dịch và đất
Về độ pH của nước, mỗi giá trị pH sẽ bằng gấp 10 lần về tính axit và kiềm. Ví dụ như nước tinh khiết ở điểm pH trung hòa là 7, cà phê có độ pH là 5, sữa tươi có độ pH là 6. Có nghĩa là cà phê có lượng axit cao gấp 10 lần sữa và gấp 100 lần nước tinh khiết.
Trong nước thường luôn có hai chất là axit và muối hòa tan. Tùy loại nước mà liều lượng hai chất này khác nhau. Vì vậy độ pH của nước có thể thấp hoặc cao hơn mức cân bằng. Muối hòa tan cũng là chất góp phần tạo mùi vị cho nước, khiến nước uống có vị khác biệt so với nước cất.
2. Độ pH trong nước uống ở mức bao nhiêu là an toàn?
Nguồn nước uống và nước sinh hoạt thường không cố định. Vì thế độ pH của nước cũng không cố định ở một con số. Nó sẽ thay đổi tùy theo điều kiện của môi trường và thời tiết, tác động trực tiếp từ con người. Theo khuyến cáo từ WHO – Tổ chức Y tế Thế giới, độ pH của nước nên giữ trong mức từ 6.5 đến 8 để đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người. Nếu độ pH của nước bị quá thấp hoặc quá cao, đó là biểu hiện của việc nguồn nước đang bị ô nhiễm bởi các chất hóa học hoặc nước nhiều tạp chất, chưa được lọc kỹ.
Theo khuyến cáo từ WHO – Tổ chức Y tế Thế giới, độ pH của nước nên giữ trong mức từ 6.5 đến 8 để đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người
Nước có tính kiềm quá cao hay bị axit quá nhiều đều có hại cho sức khỏe con người. Nước có tính kiềm cao sẽ có mùi và vị khó chịu, dễ làm tắc nghẽn, hỏng các đường ống, máy móc dẫn và bơm nước. Nước có tính axit cao sẽ bào mòn các thiết bị bằng kim loại, làm nước bị nhiễm kim loại nặng, có hại cho sức khỏe.
Các đơn vị cung cấp nước sinh hoạt tại các thành phố luôn có quy trình và quy định về việc theo dõi độ pH của nước định kỳ. Điều này đảm bảo độ an toàn trong sinh hoạt của người dân, ngoài ra cũng hạn chế các sự cố phát sinh.
3. Độ pH của một số loại nước phổ biến hiện nay
Cùng tìm hiểu độ pH của một số loại nước uống phổ biến trong các gia đình hiện nay
Nước máy
Nước máy có thể được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm nước mưa, nước ngầm hoặc nước bề mặt (từ hồ, ao,…). Nước máy được lọc tại nhà máy nước, xử lý hóa học và lọc để tiêu diệt các tạp chất, mầm bệnh có hại sau đó truyền đến các gia đình thành nước sinh hoạt. Tùy thuộc vào từng khu vực mà thành phần của nước khác nhau. Độ pH của nước máy được quy định là 7.5 điểm
Độ pH của nước máy được quy định là 7.5 điểm
Nước đóng chai
Sự khác biệt giữa nước đóng chai và nước máy là nước đóng chai phải tuân thủ nghiêm ngặt theo các tiêu chuẩn sức khỏe đã được quy định. Độ pH của nước đóng chai thông thường trong khoảng 6.5 – 7.5 điểm
Độ pH của nước đóng chai thông thường trong khoảng 6.5 – 7.5 điểm
Nước RO
Nước RO được hình thành theo nguyên lý của sự thẩm thấu ngược. Thẩm thấu là quá trình một chất dung môi (chất hòa tan trong chất lỏng) di chuyển từ một nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp hơn qua một màng bán thấm. Thẩm thấu ngược là cách dòng nước được đẩy qua một màng bán thấm bằng máy bơm. Phần nước không đi qua được màng này tức là phần nước chứa tạp chất lớn. Đọng lại cuối cùng là nước tinh khiết. Nước RO có độ pH từ 5 – 7 điểm.
Nước RO có độ pH từ 5 – 7 điểm
Nước kiềm
Nước kiềm là một lựa chọn được nhiều gia đình chọn lựa thời gian gần đây vì những lợi ích sức khỏe cho những người đang mắc các bệnh như: trào ngược axit dạ dày, tiểu đường, cholesterol cao, … Nước kiềm giúp duy trì độ pH trong cơ thể và làm chậm quá trình lão hóa cho da. Độ pH của nước kiềm trong khoảng 8 – 9 điểm.
Độ pH của nước kiềm trong khoảng 8 – 9 điểm
4. Tìm hiểu 3 cách đo độ pH của nước tại nhà dễ làm, hiệu quả
Để đo độ pH có nhiều cách khác nhau. xin liệt kê những cách đo độ pH của nước đơn giản để các gia đình có thể tự thực hiện tại nhà như sau:
4.1 Cách đo độ pH của nước: Sử dụng giấy quỳ
Giấy quỳ là phương pháp thử độ pH rất phổ biến và thường dùng. Giấy quỳ tím là một loại giấy làm từ địa y, bạn chỉ cần cho mẫu nước muốn thử độ pH vào cốc nhỏ, sau đó nhúng giấy quỳ vào nước.
-
Giấy quỳ tím khi gặp nước có tính kiềm sẽ chuyển màu sang xanh (độ pH >7)
-
Giấy quỳ tím khi gặp nước có tính axit cao thì sẽ chuyển sang màu đỏ ( độ pH <7)
-
Giấy quỳ tím không đổi màu với nước trung tính (độ pH = 7)
Dùng giấy quỳ tím để thử độ pH là cách làm có giá thành rẻ, dễ thực hiện và không cần quá nhiều kiến thức chuyên môn. Tuy nhiên quỳ tím không thể đưa ra con số chính xác về độ pH của nước. Bạn chỉ có thể xác định tính axit hoặc kiềm của nước thông qua màu sắc, và đoán số độ pH của nước qua độ đậm nhạt của giấy quỳ.
Dùng giấy quỳ tím để thử độ pH là cách làm có giá thành rẻ, dễ thực hiện và không cần quá nhiều kiến thức chuyên môn
4.2 Cách đo độ pH của nước: Dùng que thử pH
Bên cạnh cách đo độ pH của nước bằng giấy quỳ thì que thử pH cũng là một phương pháp đo phổ biến. Cùng là giấy nhưng que thử pH có màu sắc thay đổi khác nhau tùy theo từng mức độ theo thang độ pH. Phạm vi màu sắc trong mức độ thay đổi là 0,5 đơn vị, kết quả này cụ thể và chính xác hơn so với giấy quỳ.
Bạn cho mẫu nước cần test độ pH vào trong cốc sau đó nhúng que thử vào. Que thử sẽ trả về kết quả sau 2 phút bằng cách đổi màu. Bạn dựa vào màu trên que thử và màu pH đối chiếu nhau để có kết quả số chính xác.
Que thử pH có màu sắc thay đổi khác nhau tùy theo từng mức độ theo thang độ pH
4.3 Cách đo độ pH trong nước: Sử dụng bút thử pH
Bút thử độ pH là cách thông dụng được các gia đình ưa chuộng hiện nay. Giá thành của bút thử pH không cao, chỉ từ 100.000đ – 200.000đ/chiếc nhưng có thể đo ra con số chính xác chỉ trong thời gian ngắn.
Chỉ cần dùng đầu dò của bút thử nhúng vào mẫu nước, màn hình điện tử sẽ hiện ra số độ pH chính xác đến chữ số ở phần thập phân.
Để đảm bảo máy đo hoạt động chính xác, trong lần đo đầu tiên bạn hãy hiệu chỉnh đồng hồ bằng cách đo thử nước cất. Nếu kết quả trả về là 7.0 tức là đồng hồ đã được hiệu chuẩn, sẽ ra được kết quả chính xác.
Bút thử pH có thể đo ra con số chính xác chỉ trong thời gian ngắn
4.4 Cách đo độ pH trong nước: Dùng dung dịch đổi màu
Trong hóa học có 3 loại dung dịch có thể dùng để đo nồng độ pH của nước. Bạn có thể sử dụng 1 trong 3 loại chất này:
-
Methyl Red: đem dung dịch này để thử độ pH của nước, nếu dung dịch chuyển sang màu đỏ nghĩa là độ pH của nước <4, dung dịch sẽ chuyển dần từ đỏ sang đỏ cam, cam và vàng đều có độ pH trong khoảng từ 4 đến 7, nếu độ pH lớn hơn 7 dung dịch sẽ biến thành màu vàng
-
Bromothymol Blue: Nếu độ pH <6 dung dịch sẽ chuyển sang màu vàng, độ pH trong khoảng 6 đến 8 dung dịch sẽ đổi màu dần từ vàng sang vàng xanh, đến xanh lá rồi sang xanh dương. Độ pH >8 sẽ khiến dung dịch chuyển hẳn sang xanh dương.
-
Phenolphtalein: Dung dịch sẽ chuyển sang không màu nếu pH<8 và chuyển sang màu đỏ nếu pH lớn hơn 10.
Có thể sử dụng các dung dịch đổi màu để test độ pH trong nước
5. Độ pH của nước ảnh hưởng gì tới sức khỏe?
Cơ thể con người có độ pH tiêu chuẩn, độ pH trong máu người ở mức 5.5. Vì vậy nước uống và nước sinh hoạt tiếp xúc với da cũng cần có một độ pH phù hợp nhất định. Trong nhiều trường hợp bệnh lý, nồng độ pH quá cao hoặc thấp là nguyên nhân góp thành bệnh. Sử dụng nước có độ pH chênh lệch nhiều so với cơ thể sẽ phá hủy sự cân bằng nội môi của mỗi người, gây tác động xấu tới quá trình sinh học.
Dưới đây là hậu quả của việc sử dụng nước có độ pH cao hoặc thấp quá mức trong thời gian dài:
Nước có độ pH thấp (chứa tính axit):
-
Viêm loét dạ dày
-
Bệnh Gout
-
Thấp khớp
-
Bệnh về da
-
Bệnh về da đầu
-
Trĩ
-
Đau đầu mãn tính
Nước có độ pH cao (chứa tính kiềm):
-
Táo bón
-
Cholesterol trong máu cao
-
Sỏi thận
-
Chàm
-
Viêm bàng quang
-
Khô da
Trên đây là những thông tin về tầm quan trọng của độ pH trong nước sinh hoạt và nước uống và cách đo độ pH của nước đơn giản tại nhà. Hãy lựa chọn những loại nước có độ pH phù hợp để sinh hoạt và thường xuyên đo độ pH trong nước để đảm bảo sức khỏe của bản thân bạn nhé.