Cellulose là gì? Cellulose có tác dụng gì trong cuộc sống

Cellulose là gì? Cellulose có tác dụng gì trong cuộc sống? Đây là những câu hỏi được quan tâm nhiều nhất trên mạng xã hội trong những ngày vừa qua. Cellulose là thành phần quan trọng và không thể thiếu trong thế giới thực vật, nó còn được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống. Hãy cùng đi tìm hiểu chi tiết về Cellulose thông qua bài viết dưới đây.

 

 

1. Tìm hiểu Cellulose là gì? Cellulose có ở đâu?

Cellulose được biết đến là một loại polysaccharide có sẵn trong tự nhiên, được tạo thành bởi sự liên kết của nhiều đơn vị đường đơn hay còn gọi là glucose. Cellulose có khả năng tạo thành các sợi mạnh mẽ, khả năng chịu lực tốt, giúp hỗ trợ định hình cơ cấu cho tế bào thực vật.

Các chuyên gia nghiên cứu cho biết, Cellulose là thành phần không thể thiếu để cấu thành nên tế bào thực vật. Chính vì thế mà nó có mặt ở hầu hết các loại rau, củ, quả hay các sản phẩm nông lâm nghiệp khác.

Mặt khác, Cellulose là một chất xơ không tan được trong nước. Một số loại vi khuẩn như kiến ăn gỗ vẫn có khả năng tiêu hóa Cellulose. Tuy nhiên, đối với con người khi Cellulose vào trong cơ thể, Cellulose giúp đẩy thức ăn, hỗ trợ tiêu hóa và giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh ung thư và tim mạch một cách hiệu quả.

Cellulose có sẵn trong tự nhiên

Cellulose có sẵn trong tự nhiên

2. Tính chất nổi bật của Cellulose

Cellulose có nhiều đặc điểm và tính chất nổi bật nên được sử dụng phổ biến trong cuộc sống cũng như trong sản xuất công nghiệp. Sau đây là một số tính chất nổi bật của Cellulose:

  • Các chuỗi Cellulose liên kết lại với nhau để tạo thành các sợi vững chắc, chịu lực tốt, từ đó giúp các loại thực vật có thể giữ được hình dạng để tồn tại  trong các môi trường khắc nghiệt.

  • Trong môi trường nước, Cellulose ngậm nước và tạo thành gel gây ảnh hưởng đến độ bền và tính linh hoạt của các sản phẩm chứa thành phần này.

  • Khả năng chịu nhiệt của Cellulose tương đối tốt nên nó được sử dụng trong các ứng dụng đòi hỏi nhiệt độ cao.

  • Mặc dù Cellulose có khả năng chịu hóa chất nhưng vẫn có thể bị ăn mòn trong môi trường acid hoặc môi trường kiềm mạnh.

  • Là thành phần chính của cây cối, rau, củ quả nên nó được coi là nguồn tài nguyên tái tạo và cực kỳ an toàn, thân thiện với môi trường.

  • Cellulose có khả năng tự phân hủy sinh học trong môi trường mà không cần phải dùng đến hóa chất.

Cellulose có nhiều tính chất vật lý và hoá học nổi bật

Cellulose có nhiều tính chất vật lý và hoá học nổi bật

3. Cellulose có tác dụng gì?

Cellulose được ứng dụng phổ biến trong cuộc sống, nó không những tốt cho sức khỏe của con người mà nó còn đóng góp không hề nhỏ đối với các ngành sản xuất công nghiệp. Vậy ứng dụng của Cellulose là gì?

  • Trong ngành công nghiệp giấy: Cellulose được lấy từ cây cối sau đó được xử lý và chế biến để tạo thành bột giấy. Từ đó, nó trở thành nguyên liệu sản xuất ra các loại giấy khác nhau như giấy vệ sinh, giấy gói, giấy in ấn…

  • Trong ngành dệt may: Để sản xuất vải sợi bông, người ta lấy Cellulose từ cây bông và các nguồn thực vật khác. Với đặc điểm độ bền và tính thoáng khí cao, Cellulose ngày càng được ưa chuộng đối với ngành dệt may tại Việt Nam cũng như các nước trên thế giới.

  • Cellulose trong thực phẩm: Nó đóng vai trò như một chất chống đông cho các loại thực phẩm như kem, mứt, thịt chế biến sẵn… và thường được gọi là Cellulose thực phẩm. Bên cạnh đó, nó đóng vai trò là chất xơ hỗ trợ tiêu hóa và bảo vệ sức khỏe đường ruột của con người.

  • Trong dược phẩm: Cellulose có mặt trong các loại thuốc chống táo bón và hỗ trợ tiêu hóa. Khi tiêu thụ, các sợi Cellulose sẽ hấp thụ nước và tạo thành gel, hỗ trợ tiêu hóa thức ăn một cách hiệu quả.

  • Trong mỹ phẩm: Với khả năng liên kết mạnh mẽ, Cellulose được sử dụng trong mỹ phẩm dưỡng da, mặt nạ, kem chống nắng với vai trò thấm nước và tạo các giác mềm mịn trên làn da.

  • Thuốc chữa bệnh tiểu đường: Các nghiên cứu chỉ ra rằng, Cellulose có khả năng phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường. Bởi lẽ, nó có khả năng ức chế sự hấp thụ của đường bên trong dạ dày và ruột.

  • Thuốc chống bệnh gút: Cellulose đem đến công dụng tuyệt vời trong việc hấp thụ acid uric và ngăn ngừa gia tăng nồng độ acid uric trong máu nên được sử dụng đế chế tạo thuốc chữa bệnh gút.

  • Trong chăn nuôi: Cellulose được sử dụng để làm sạch môi trường nước hoặc bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày của vật nuôi để tăng khả năng tiêu hóa.

  • Trong ngành sản xuất thực phẩm: Được sử dụng trong các lĩnh vực sản xuất bia, cà phê, nước uống hoa quả, nước ép trái cây…

Cellulose được ứng dụng rất nhiều trong đời sống

Cellulose được ứng dụng rất nhiều trong đời sống

4. Ưu điểm, nhược điểm của sợi Cellulose là gì?

4.1. Ưu điểm của Cellulose

  • Có sẵn trong tự nhiên với số lượng dồi dào và không thể cạn kiệt được nếu biết khai thác và nuôi trồng hợp lý.

  • Cellulose có nguồn gốc từ thực vật nên việc sử dụng trong sản xuất với đời sống rất an toàn và thân thiện với môi trường.

  • Sợi Cellulose có thể tái tạo để sử dụng lại nhiều lần, giúp giảm tải lượng rác thải đồng thời giảm tác động tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên một cách hiệu quả.

  • Với đặc tính mềm mại, an toàn với làn da nên được ưa chuộng trong ngành sản xuất may mặc.

  • Với khả năng hút ẩm tốt, các sản phẩm có chứa Cellulose luôn được khô ráo, thoáng khí kể cả trong điều kiện khí hậu ẩm ướt.

  • Cellulose phân hủy một cách tự nhiên trong môi trường sinh học, việc này giảm thiểu việc sử dụng hóa chất đồng thời giảm tác động tiêu cực đến môi trường.

  • Cellulose trong thực phẩm rất tốt cho hệ tiêu hóa của con người, nó còn là thành phần trong nhiều loại thuốc chữa bệnh.

 Ưu điểm của Cellulose

4.2. Nhược điểm của Cellulose

  • Những sợi vải Cellulose thường có độ bền thấp hơn so với các loại sợi tổng hợp như nylon hay polyester.

  • Vải làm từ Cellulose dễ nhăn và co rút sau khi tiếp xúc với nước hoặc độ ẩm gây mất thẩm mỹ, đặc biệt là trong quá trình giặt là.

  • Sợi vải Cellulose cần được chăm sóc đặc biệt, giặt là và sấy khô đúng cách.

Nhược điểm của Cellulose

5. Cellulose có trong thực phẩm nào?

Ngoài những ứng trong sản xuất sợi vải, sợi bông thì Cellulose còn có tác dụng tốt đối với hệ tiêu hóa và sức khỏe của con người. Nó thường có trong các loại thực phẩm sau:

  • Nhóm ngũ cốc: Bánh mè đen, khoai lang, khoai mì, đậu đũa, đậu nành, mè đen, đậu rồng, đậu đen…

  • Nhóm rau: Nấm mèo, măng tre, rau má, đu đủ xanh, xương rồng, rau dền, cải trắng, cần ta, rau muống, nấm mèo, măng khô, rau má…

  • Nhóm trái cây: Thanh long, cam, mít dại, nhãn, sầu riêng, nho khô, chuối khô, vú sữa…

Cellulose có nhiều trong các loại thực phẩm

Sự có mặt của chất xơ Cellulose mặc dù không cung cấp tinh bột, đạm và chất béo nhưng nó lại đem đến các công dụng như:

  • Đối với ruột già: Chất xơ đem đến công dụng chống táo bón nhờ việc làm mềm thức ăn và kích thích nhu động ruột.

  • Đối với cholesterol máu: Cellulose khi được hấp thụ vào cơ thể sẽ giảm hấp thu cholesterol vào màu, ngăn ngừa các bệnh tiểu đường và tim mạch một cách hiệu quả.

  • Đối với cân nặng: Bổ sung chất xơ hàng ngày sẽ giảm hấp thu chất béo, tạo cảm giác no lâu, giảm ăn nhưng vẫn cung cấp đủ năng lượng cho ngày dài hoạt động.

Theo khuyến cáo của Viện Dinh Dưỡng, một người trưởng thành nên ăn khoảng 35 loại thực phẩm khác nhau, trong đó ưu tiên mỗi ngày ăn khoảng 400 gam rau và trái cây.

Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi đã giúp bạn đọc giải đáp được hai câu hỏi Cellulose là gì và Cellulose có tác dụng gì trong cuộc sống? Nếu bạn còn thắc mắc nào cần giải đáp thì hãy để lại bình luận bên dưới. Cellulose không những là thành phần cấu tạo lên thực vật mà nó còn là nguyên liệu quan trọng đối với sản xuất công nghiệp cũng như sức khỏe của con người.

Để lại bình luận

Đã thêm vào giỏ hàng

0 Scroll
032 849 2642
0328492642