Thông tin về bùn hoạt tính và ứng dụng trong xử lý nước thải

Thông tin về bùn hoạt tính và ứng dụng trong xử lý nước thải

Bùn hoạt tính là vật liệu xử lý nước thải phổ biến hiện nay, được sử dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp sản xuất. Phương pháp này đem đến nhiều ưu điểm vượt trội, tối ưu được quy trình xử lý nước mà vẫn đảm bảo an toàn đối với sức khỏe và thân thiện với môi trường.

 

 

Tìm hiểu về bùn hoạt tính là gì?

Bùn hoạt tính hay còn được biết đến với tên gọi là bùn sinh học. Nó được sinh ra trong quá trình hoạt động của hệ thống xử lý nước thải bằng các phương pháp sinh học. Cấu tạo của bùn hoạt tính có chứa nhiều vi sinh vật như nấm, côn trùng, động vật nguyên sinh, vi khuẩn. Chúng sử dụng chất hữu cơ có trong bể thải để sinh trưởng và phát triển .

Đặc điểm tính chất của bùn hoạt tính bao gồm:

  • Bùn có dạng bông, màu nâu và dễ lắng đọng, bên trong bùn có chứa nhiều vi sinh vật có lợi cho quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học.

  • Các loại vi sinh vật trong bùn có khả năng hấp thu các chất hữu cơ lơ lửng trong nước để làm thức ăn và phục vụ quá trình sinh trưởng, gips phần loại bỏ tạp chất.

  • Bùn hoạt tính chứa 8 nhóm vi khuẩn sau: Alkaligenes – Achromobacter; Arthrobacter bacillus; Cytophaga – Flavobacterium; Pseudomonas – Vibrio aeromonas; Achrobacter; Pseudomonas; Enterobacteriaceae; Hỗn hợp các vi khuẩn khác; Ecoli, Micrococcus.

bùn hoạt tính là gì?

Bùn hoạt tính là gì?

Ứng dụng của bùn hoạt tính trong xử lý nước thải

Bùn hoạt tính được sử dụng khá rộng rãi trong xử lý nước thải, giúp loại bỏ các chất độc trong nước. Chính vì thế mà nó được sử dụng để xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải trong các ngành công nghiệp sản xuất bột giấy, thực phẩm có hàm lượng chất hữu cơ cao, đảm bảo nguồn nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn.

Cơ chế hoạt động của bùn hoạt tính được diễn ra như sau: Các vi sinh vật có trong bùn sẽ sử dụng các chất hữu cơ trong nước để làm chất dinh dưỡng, giúp phân hủy các chất độc hại như Nitơ, Amoni thành nước CO2 và các hợp chất khác. Sau đó nó phân hủy các chất rắn lơ lửng và lắng đọng xuống đáy.

Khi sử dụng bùn hoạt tính để xử lý nước, 8 nhóm vi khuẩn sẽ phát huy tác dụng tùy vào thành phần chất hữu cơ có trong nước. Ví dụ, nếu nước thải có chứa nhiều protein sẽ kích thích các khuẩn  Alcaligenes,  Flavobacterium và Bacillus phát triển. Bên cạnh đó, nếu nước thải có chứa Hydrat Cacbon hoặc Cacbua Hydro thì sẽ kích thích khuẩn Pseudomonas phát triển.

bùn hoạt tính trong xử lý nước thải

Bùn hoạt tính được ứng dụng trong xử lý nước thải

Có bao nhiêu loại bùn hoạt tính?

Bùn vi sinh hiện nay được chia làm 3 loại chính bao gồm: Bùn hiếu khí, bùn thiếu khí và bùn kỵ khí. Tùy vào tính chất của từng loại nước mà đặc tính bông và màu của bùn sẽ khác nhau.

  • Bùn hiếu khí: Có màu nâu nhạt và tone sáng màu, bùn có dạng lơ lửng và bắt đầu lắng đọng khi có hiện tượng tạo bông.

  • Bùn thiếu khí: Loại bùn này có màu nâu sẫm hơn, to hơn so với bùn hiếu khí, đồng thời tốc độ lắng cũng diễn ra nhanh hơn.

  • Bùn kỵ khí: Có màu đen và có thể ở dạng lơ lửng hoặc bùn hạt. Bùn có bông to thời gian lắng đọng nhanh chóng, bùn hạt càng lớn thì vi sinh phát triển càng tốt.

có 3 loại bùn hoạt tính

Có 3 loại bùn hoạt tính

Tổng quan về quy trình hình thành bùn vi sinh hoạt tính

Quy trình hình thành bùn hoạt tính sẽ tiến hành theo các bước đồng hóa, hấp thụ, bẻ gãy liên kết của các chất dinh dưỡng có trong nguồn nước thải. Phương thức hoạt động chủ yếu là nhân đôi tế bào và trải qua 4 giai đoạn sau:

  • Giai đoạn tăng trưởng chậm: Đây là thời gian thích nghi của các vi sinh vật trong điều kiện môi trường sống.

  • Giai đoạn tăng sinh khối: Thời điểm này các vi sinh vật sẽ sử dụng chất dinh dưỡng để tăng trưởng sinh khối.

  • Giai đoạn tăng trưởng chậm dần: Đây là thời điểm quá trình sinh khối giảm dần do dinh dưỡng bị cạn kiệt.

  • Giai đoạn hô hấp nội bài: Ở giai đoạn này vi khuẩn sẽ tiến hành trao đổi bằng các chất nguyên sinh vật có trong tế bào. Sinh khối giảm dần do chất dinh dưỡng đã chết, khuếch tán ra bên ngoài để cấp cho tế bào sống.

Tổng quan về quy trình hình thành bùn vi sinh hoạt tính

Tổng quan về quy trình hình thành bùn vi sinh hoạt tính

Một số lưu ý để bùn vi sinh mang lại hiệu quả cao trong xử lý nước thải

Khi sử dụng bùn hoạt tính, các nhà vận hành cần nắm rõ được quá trình hình thành và sinh sản của các vi sinh vật có trong bùn. Đồng thời quan tâm đến các yếu tố thức ăn, chỉ số COD, BOD, độ pH, nhiệt độ và các chất dinh dưỡng…

  • Thức ăn: Cung cấp lượng chất hữu cơ dồi dào cho vi sinh vật hấp thu và phát triển.

  • Dòng chảy: Kiểm soát và điều tiết dòng chảy sao cho hợp lý. Nếu nhanh quá bùn hoạt tính sẽ bị cuốn trôi khỏi bể và sẽ không thể lắng đọng xuống đáy bể. Còn nếu chậm quá thì sẽ không đủ nguồn lực để có thể thúc đẩy vi sinh vật phát triển.

  • Nhiệt độ: Vi sinh vật bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, nhiệt độ phù hợp sẽ giúp chúng phát triển  tốt nhất.

  • Độ pH: Độ pH đảm bảo nên duy trì trong khoảng 6.0 – 9.0 là tốt nhất. Không nên để quá cao hoặc quá thấp.

  • Các chất dinh dưỡng: Nitơ và Photpho đóng vai trò quan trọng đến sự phát triển của vi sinh vật trong bùn hoạt tính.

Địa chỉ bán hóa chất xử lý nước thải uy tín, chất lượng

Tại Việt Nam đã có rất nhiều cơ sở cung cấp các giải pháp xử lý nước thải công nghiệp. Trong số đó, Hóa Chất tự hào là đơn vị tiên phong chuyên sản xuất các loại hóa chất xử lý nước thải, nước cấp, nước nuôi thủy sản chất lượng hàng đầu tại Việt Nam. 100% sản phẩm của chúng tôi đều được sản xuất trực tiếp tại Việt Nam, không qua trung gian, mức giá tốt nhất trên thị trường.

Một số loại hóa chất xử lý nước được kể đến bao gồm: xút công nghiệp, clo, chlorine, hóa chất PAC… Liên hệ ngay HOTLINE 0822 525 525 để được tư vấn và báo giá tốt nhất.

Hy vọng bài viết vừa rồi đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bùn hoạt tính cũng như những ứng dụng xử lý nước chúng. Mọi thắc mắc cần tư vấn và giải đáp hãy để lại dưới comment để được chuyên gia hỗ trợ nhanh nhất có thể.

Để lại bình luận

Đã thêm vào giỏ hàng

0 Scroll
032 849 2642
0328492642