Những khó khăn của người nuôi tôm ở Đồng bằng Sông Cửu Long

Những khó khăn của người nuôi tôm ở Đồng bằng Sông Cửu Long

 

Nghề nuôi tôm là một nghề rất phát triển ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Đây là nghê đem lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế cho bà con. Tuy nhiên cũng giống như những ngành nghề khác, nghề nuôi tôm cũng có những khó khăn nhất định. Vậy khó khăn của người nuôi tôm là gì, cùng chúng tôi tìm hiểu và đưa ra hướng giải quyết nhé.

 

 

Những khó khăn của người nuôi tôm ở Đồng bằng Sông Cửu Long

Khó khăn của người nuôi tôm

Khó khăn của người nuôi tôm

Nghề nuôi tôm đã từng là nghề tạo ra kinh tế mạnh cho người nuôi tôm ở vùng đồng bằng Ssông Cửu Long. Tuy nhiên trong nhiều năm trở lại đây, người nuôi tôm đã phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, cụ thể là:

Thời tiết thay đổi thất thường

Thời tiết là yếu tố dễ gây bất lợi nhất cho người nuôi tôm, đặc biệt là khi thời tiết trái mùa, dự báo chưa chính xác khiến bà con trở tay không kịp. Một số diễn biến bất thường của thời tiết mà người nuôi thường gặp phải là:

  • Biến đổi nhiệt độ: Thay đổi nhiệt độ không đều có thể ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Nhiệt độ cao hay thấp không đúng mùa có thể khiến sức khỏe của tôm giảm sút, từ đó là làm giảm năng suất vụ nuôi.
  • Mưa lớn và lũ lụt: Mưa lớn và lũ lụt có thể làm tăng lượng nước trong ao. Điều này không chỉ gây ra sự mất cân bằng hệ sinh thái ao nuôi mà còn làm giảm chất lượng nước, dẫn đến sự suy giảm chất lượng của tôm.
  • Biến đổi thời tiết cực đoan: Các cơn bão, cơn gió lớn, lốc xoáy có thể gây ra thiệt hại trực tiếp cho hệ thống nuôi tôm, làm hỏng các thiết bị, dụng cụ máy móc phục vụ cho hoạt động nuôi tôm.
  • Thay đổi độ mặn của nước: Thời tiết thất thường có thể khiến độ mặn của nước bị thay đổi đột ngột, ảnh hưởng đến sức khỏe và làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở tôm.

Dịch bệnh

Dịch bệnh trên tôm đang có chiều hướng càng ngày càng phức tạp, nhất là bệnh hoại tử gan tụy và bệnh EHP. Virus gây ra bệnh này đang có khuynh hướng kháng thuốc và sức tàn phá của chúng với tôm là rất lớn. Di chứng của bệnh EHP còn là nguyên nhân gây ra bệnh phân trắng.

Chi phí nuôi tôm cao

Thức ăn nuôi tôm vẫn đang chiếm một tỷ lệ khá cao trong giá thành sản xuất, dao động từ 65 – 70% giá nuôi tôm công nghiệp, hơn nữa khi đi qua các khâu trung gian, mức giá này còn tăng đến 20 – 30% so với giá gốc.

Ngoài giá thức ăn thì chi phí chi trả cho tiền con giống, tiền điện để vận hành máy nổ để bơm nước, quạt khí, phát điện,… cũng rất lớn. Điều này đã khiến cho phần lợi nhuận mà người nuôi nhận về sau cùng giảm đi rất nhiều.

Hệ thống cơ sở hạ tầng còn kém, thiếu thốn

Nhiều vùng nuôi tôm vẫn chưa được đầu tư cơ sở hạ tầng đảm bảo, hệ thống thủy lợi phục vụ cho việc nuôi tôm chủ yếu là dùng chung với hệ thống thủy lợi phục vụ hoạt động sản xuất nông nghiệp. Chính vì vậy mà hệ thống này không phù hợp với yêu cầu kỹ thuật. Hệ thống cấp thoát nước thì không bảo đảm, còn các khu vực nuôi thâm canh thì không có ao xử lý nước nên dễ để dịch bệnh xảy ra.

Môi trường nước ao nuôi tôm bị ô nhiễm

Môi trường nước ao nuôi tôm bị ô nhiễm

Môi trường nước nuôi tôm bị ô nhiễm

Môi trường ao nuôi tôm bị ô nhiễm không chỉ khiến chất lượng tôm bị giảm xuống mà nó còn là nguyên nhân khiến dịch bệnh bùng phát, gây thiệt hại lớn về mặt kinh thế.

Hiện nay, hầu hết các hộ nuôi tôm siêu thâm canh đều không có biện pháp xử lý nước tại nguồn nước cấp vào ao, không có biện pháp tách thải mà cứ trực tiếp xả ra môi trường. Việc này đã khiến môi trường nước sông ngòi, kênh rạch bị ô nhiễm. Theo dòng tuần hoàn, các chỉ số nguy hiểm này lại tiếp tục hiện hữu trong nguồn nước cấp vào các ao nuôi tôm.

Chất lượng con giống kém

Con giống không khỏe mạnh hoặc mang theo bệnh tật có thể lây lan sang các con giống khỏe mạnh, gây ra thiệt hại lớn cho cả trại nuôi tôm. Việc lựa chọn con giống không kỹ có thể dẫn đến sự suy giảm về chất lượng gen, từ đó ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và khả năng chống chịu stress của tôm.

Nguồn nhân lực không đủ

Sự thiếu hụt nhân lực là một trong những thách thức lớn mà ngành nuôi tôm hiện nay phải đối mặt. Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây ra thực trạng này:

  • Công việc vất vả và đòi hỏi yêu cầu cao về kỹ thuật: Nghề nuôi tôm đòi hỏi người nuôi tôm phải làm việc ngoài trời và phải am hiểu các kiến thức kỹ thuật về quản lý môi trường, chăm sóc tôm cũng như xử lý các vấn đề sức khỏe của tôm.
  • Thu nhập thấp: Trong một số trường hợp, thu nhập từ nghề nuôi tôm không cao so với mức mặt bằng chung của khu vực đó. Việc này đã khiến cho ngành này không hấp dẫn đối với người lao động.
  • Thiếu hỗ trợ và sự đào tạo: Một số vùng nuôi không nhận được sự hỗ trợ từ phía chính phủ hoặc các tổ chức trong việc đào tạo và phát triển kỹ năng cho người lao động trong ngành.
  • Thiếu hấp dẫn đối với thế hệ trẻ: Công việc nuôi tôm thường được coi là lao động chân tay. Vậy nên nó ít được các bạn trẻ quan tâm.

Thiếu nước nuôi

Tại một số khu vực, việc cấp nước cho các ao nuôi không thuận tiện. Điều này đã gây khó khăn cho việc thay nước ao nuôi tôm.

Giải pháp khắc phục khó khăn để nuôi tôm hiệu quả

Giải pháp khắc phục khó khăn cho người nuôi tôm

Giải pháp khắc phục khó khăn cho người nuôi tôm

Để khắc phục những khó khăn kể trên, người nuôi tôm cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Tuân thủ lịch thời vụ nuôi trồng tôm hàng năm, đầu tư vào việc xét nghiệm con giống trước khi nuôi để hạn chế tối đa thiệt hại do dịch bệnh xảy ra từ nguồn giống bị nhiễm bệnh.
  • Nghiên cứu về các tính năng, công dụng, thành phần của những sản phẩm trên thị trường để có các quyết định chính xác.
  • Ứng dụng phương pháp nuôi phù hợp với thực trạng ô nhiễm môi trường nước, thiếu nước nuôi.
  • Nâng cao chất lượng con giống: Đầu tư vào việc nghiên cứu và phát triển để cải thiện chất lượng con giống, tăng khả năng chống chịu với stress cho con giống. Phát triển các chương trình chọn lọc gen và sử dụng kỹ thuật nuôi giống tiên tiến để đảm bảo con giống được tạo ra là lành mạnh và có khả năng sinh trưởng tốt.
  • Áp dụng công nghệ cao vào việc quản lý: Sử dụng các công nghệ thông minh và tự động hóa trong quản lý ao nuôi tôm để tăng cường hiệu suất và giảm thiểu rủi ro. Các hệ thống giám sát từ xa, cảm biến và tự động hóa quá trình nuôi tôm có thể giúp cải thiện đáng kể hiệu quả của việc quản lý và tăng năng suất vụ nuôi.
  • Tăng cường quản lý môi trường: Đảm bảo rằng người nuôi tôm thực hiện các biện pháp tuân thủ các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên nước. Đầu tư vào hệ thống xử lý nước thải và tối ưu hóa quá trình sử dụng nước cũng là cách để làm giảm các tác động tiêu cực đến môi trường.
  • Các ban ngành cần tích cực tuyên truyền, khuyến khích người nuôi tôm xây dựng hệ thống xử lý chất thải, nước thải trước khi xả ra môi trường bên ngoài. Bên cạnh đó cần tăng cường công tác quản lý từng vùng nuôi, công tác phòng, chống dịch bệnh trên tôm để phục vụ tốt cho việc sản xuất.
  • Phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể cấp huyện, các UBND xã, thị trấn tuyên truyền cho người nuôi về việc có đủ điều kiện mới được nuôi tôm siêu thâm canh.
  • Chỉ đạo các cán bộ phụ trách địa bàn phối hợp với UBND xã, thị trấn thường xuyên tiến hành kiểm tra, hướng dẫn và thẩm định các hộ nuôi tôm siêu thâm canh.

Trên đây là những khó khăn của người nuôi tôm và cách giải quyết. Mong rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bà con trong quá trình nuôi tôm an toàn.

Để lại bình luận

Đã thêm vào giỏ hàng

0 Scroll
032 849 2642
0328492642