Nguyên nhân tôm bị cong thân đục cơ và cách điều trị triệt để

Nguyên nhân tôm bị cong thân đục cơ và cách điều trị triệt để

 

Tôm bị cong thân đục cơ nếu không được điều trị kịp thời có thể gây chết hàng loại, xảy ra phổ biến vào mùa mưa, khi yếu tố môi trường bị biến động mạnh. Vậy nguyên nhân, biểu hiện của bệnh cong thân đục cơ ở tôm là gì? Đâu là cách điều trị triệt để? Hãy cùng Hoá Chất  đi tìm hiểu chi tiết dưới đây.

 

 

Tôm bị cong thân đục cơ là do đâu?

Bệnh cong thân đục cơ là một trong những bệnh thường gặp ở tôm thẻ và tôm sú. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả kinh tế của bà con. Dưới đây là những nguyên nhân khiến tôm bi cong thân đục cơ.

1. Do virus gây bệnh

Nguyên nhân đầu tiên khiến tôm bị bệnh cong thân đục cơ là do virus vi bào tử trùng EHP hoặc virus IMNV gây ra, đặc biệt là ở những vùng có độ mặn cao. Khi mắc bệnh tôm sẽ có các dấu hiệu ban đầu là tổn thương phần cơ đuôi sau đó lan rộng ra toàn thân, tỷ lệ chế lên đến 40 – 60% tổng số tôm trong ao.

2. Ảnh hưởng bởi yếu tố nhiệt độ

Nhiều hộ nuôi có thói quen nhấc sàng lên khỏi mặt nước, một số cá thể tôm sẽ bị sốc nhiệt và xuất hiện tình trạng cong thân đục cơ. Sau khi trở lại ao tôm sẽ chết vì thân không thể duỗi thẳng. Tương tự, khi nhiệt độ ngoài trời tăng cao cũng làm tăng khả năng tôm bị cong thân đục cơ và chết rải rác. Đặc biệt vào ban đêm và khi tôm đạt trọng lượng từ 10g/ con trở lên.

3. Quá trình vận chuyển bị sốc nhiệt

Tôm bị cong thân đục cơ trong quá trình vận chuyển sang ao mới khiến một phần hoặc toàn bộ cơ thể của tôm chuyển sang màu trắng đục, đôi khi có lẫn màu trắng và màu tối rất đậm. Hầu hết những con tôm có màu sắc bất thường này sẽ chết trong một khoảng thời gian ngắn, những trường hợp nhẹ sẽ khỏi bệnh sau vài ngày. Nhiệt độ của nước dùng để vận chuyển tôm giống phải đạt từ 24 – 25 độ C.

4. Tôm bị thiếu khoáng chất

Trong quá trình phát triển tôm bị thiếu các loại khoáng vi lượng như Ca, Mg, P, MN cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng cong thân đục cơ. Việc này khiến chúng không thể duỗi thẳng và chết dần dần. Chính vì vậy  trong khẩu phần thức ăn của tôm thẻ, tôm sú cần bổ sung thêm khoáng chất cho chúng phát triển toàn diện.

Nguyên nhân tôm bị cong thân đục cơ

Nguyên nhân tôm bị cong thân đục cơ

Biểu hiện của tôm bị cong thân đục cơ

Phát hiện sớm các biểu hiện của tôm bị cong thân đục cơ sẽ giúp bà con có các phương pháp điều trị phù hợp.

  • Bệnh cong thân đục cơ ở tôm thẻ chân trắng, tôm sú thường xuất hiện từ 10 ngày tuổi cho đến khi trường thành.

  • Khi bị nhiễm bệnh các mô cơ dọc theo thân tôm sẽ có màu trắng đục kèm theo dấu hiệu cong thân.

  • Khi bị nặng cơ thể tôm sẽ dần bị hoại tử và chết, biểu hiện rõ nhất khi búng tay hay dập thân sẽ khiến cơ thể bị gãy làm đôi.

Nếu bệnh này khi phát hiện mà không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ sống của tôm thẻ chân trắng, dẫn đến phần trăm chết đấy ao khá cao.

Biểu hiện của bệnh

Biểu hiện của bệnh

Cách phòng bệnh tôm bị cong thân đục cơ

Để phòng ngừa tôm bị cong thân đục cơ an toàn và hiệu quả, bà con có thể áp dụng các cách sau đây:

  • Cải tạo ao nuôi tôm kỹ lưỡng, xử lý nước bằng Chlorine của  trước khi cấp nước vào ao nuôi để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn, virus gây bệnh.

  • Sử dụng chlorine để khử trùng, diệt khuẩn dụng cụ trong ao nuôi tôm để đảm bảo không lây lan dịch bệnh.

  • Bổ sung khoáng vi lượng cần thiết trong suốt quá trình nuôi, hạn chế thức ăn dư thừa giữ cho chất lượng nước luôn ở mức ổn định.

  • Đảm bảo độ pH và độ kiềm ở ngưỡng cho phép, không để tôm tiếp xúc với những thay đổi về độ mặn hoặc nhiệt độ.

  • Thường xuyên siphon đáy ao định kỳ để loại bỏ mùn bã hữu cơ, hợp chất dư thừa dưới đáy ao.

  • Không sử dụng tôm bố mẹ bị nhiễm bệnh trong trại giống, vận chuyển và thuần hóa tôm giống theo đúng quy trình.

Cách phòng bệnh tôm bị cong thân đục cơ

Cách phòng bệnh tôm bị cong thân đục cơ

Hướng dẫn điều trị bệnh tôm bị cong thân đục cơ

Nếu tôm bị nhiễm virus, vi khuẩn gây bệnh thì chưa có phương pháp điều trị triệt để. Bà con có thể sử dụng khoáng cao cấp để phòng chống tình trạng trắng lưng và cong thân, tạt đều quanh ao khi thời tiết thoáng mát liên tục từ 3 – 5 ngày. Kết hợp trộn khoáng chất vào thức ăn cho tôm 2 lần một ngày để cải thiện tình trạng này.

Ngoài ra, bà con có thể sử dụng các loại men vi sinh hỗ trợ điều trị tôm bị cong thân đục cơ hiệu quả. Cần phải đảm bảo nguồn nước cấp đã qua xử lý chlorine, sau đó tiến hành thay nước 30% để giảm thiểu các tác nhân gây bệnh có trong nước.

Hoá chất Đông Á

Hoá chất

Mua hóa chất xử lý nước nuôi tôm ở đâu uy tín

Tôm bị cong thân đục cơ cần phải được phòng ngừa ngay từ ban đầu. Nguồn nước sạch đã qua xử lý sẽ đem đến hiệu quả phòng ngừa vượt trội. Hiện nay hóa chất Chlorine của  đang là dòng sản phẩm được 100% bà con nuôi tôm sử dụng. Đây là sản phẩm được Tập đoàn  sản xuất trực tiếp tại Việt Nam với mức giá tốt nhất trên thị trường.

Sản phẩm được đóng thùng 45kg dễ dàng vận chuyển và sử dụng theo liều lượng hướng dẫn trên bao bì. Đặc biệt,  sẵn sàng hỗ trợ vận chuyển giao hàng số lượng lớn bởi hệ thống xe vận chuyển chuyên dụng.

Hy vọng bài viết vừa rồi đã giúp bà con nắm rõ được các nguyên nhân, biểu hiện của tôm bị cong thân đục cơ. Hãy để lại comment nếu bạn còn băn khoăn hay câu hỏi cần tư vấn

Để lại bình luận

Đã thêm vào giỏ hàng

0 Scroll
032 849 2642
0328492642