7 cách giúp trung hòa axit dạ dày nhanh chóng, hiệu quả

7 cách giúp trung hòa axit dạ dày nhanh chóng, hiệu quả

 

Axit dạ dày đóng vai trò rất quan trọng với chức năng tiêu hóa của cơ thể. Mất cân bằng của axit dạ dày có thể dẫn tới nhiều bệnh lý với sức khỏe. Bài viết này xin giới thiệu 7 cách trung hòa axit dạ dày hiệu quả và nhanh chóng, mời bạn đọc đón xem.

 

 

1. Trung hòa axit dạ dày là gì?

Axit dạ dày có thành phần chính là axit clohydric (phương trình là HCl). Axit dạ dày vừa giúp tiêu diệt các vi khuẩn có hại và hỗ trợ việc tiêu hóa thức ăn diễn ra một cách hiệu quả và thuận lợi. Nồng độ HCl ở dạ dày một cơ thể khỏe mạnh dao động trong khoảng 0,0001 – 0,001 mol/l, độ pH ở trong mức 3 – 4.

Nếu lượng axit trong dạ dày cao hoặc thấp hơn mức pH trên với nồng độ axit trên hoặc dưới mức bình thường tức là bạn đang bị dư hoặc thiếu axit dạ dày. Trung hòa axit dạ dày là phương pháp phổ biến để ổn định lại lượng axit trong dạ dày.

Trung hòa axit dạ dày là phương pháp phổ biến để ổn định lại lượng axit trong dạ dày

Trung hòa axit dạ dày là phương pháp phổ biến để ổn định lại lượng axit trong dạ dày

2. Vì sao phải trung hòa axit dạ dày?

Với người bình thường, không bị mắc bệnh trào ngược dạ dày thì lượng axit trong dạ dày sẽ vừa đủ để quá trình tiêu hóa trong cơ thể diễn ra tốt. Ngoài ra việc cơ thắt thực quản đóng chặt sẽ ngăn axit dạ dày trào ra.

Tuy nhiên nếu bạn mắc những vấn đề với dạ dày thì việc trung hòa axit dạ dày là việc cần thiết. Lượng axit có thể không ngừng tăng lên, cơ thắt thực quản dưới có thể hoạt động không tốt khiến axit trào khỏi dạ dày. Axit dạ dày có nồng độ axit rất mạnh. Vì vậy khi chúng bị trào lên khỏi thực quản sẽ dẫn đến tình trạng ăn mòn niêm mạc thực quản, gây ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng.

3. 6 cách giúp trung hòa axit dạ dày nhanh chóng, hiệu quả

Trung hòa axit dạ dày có thể dùng nhiều cách khác nhau. Dưới đây là một vài cách hiệu quả có thể tự thực hiện:

3.1 Sử dụng các loại thuốc để trung hòa axit dạ dày

Thuốc trung hòa axit dạ dày giúp lượng axit ổn định nhanh chóng. Các loại thuốc thông dụng hiện nay gồm có alusi, gastropulgite, maalox, omeprazol, cimetidin,… Có hai loại thuốc cơ bản hiện nay:

  • Thuốc ức chế bơm proton: loại thuốc ức chế hoạt động của bơm proton, một bộ phận nằm trong tế bào dạ dày, có vai trò trong việc tiết axit. Đây là loại thuốc hiệu quả nhất để trung hòa axit

  • Thuốc chẹn H2 (histamine type 2): Trung hòa lượng axit bằng cách ngăn chặn các tác động của histamine – một chất có vai trò kích thích tiết axit trong dạ dày.

Tuy nhiên thuốc trung hòa này sẽ tan ra ra trong cơ quan tiêu hóa và đi vào máu vì vậy nếu muốn sử dụng, bạn tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Không nên lạm dụng thuốc quá nhiều, tránh tác dụng phụ như đau đầu, dị ứng, buồn nôn.

Thuốc trung hòa axit dạ dày giúp lượng axit ổn định nhanh chóng

Thuốc trung hòa axit dạ dày giúp lượng axit ổn định nhanh chóng

 

3.2 Dùng các loại thức ăn, thực phẩm có tác dụng trung hòa lượng axit

Bạn có thể bổ sung các loại thực phẩm có thể ổn định lượng axit trong chế độ ăn của mình. Các loại thực phẩm không có tác dụng loại bỏ hoàn toàn việc dư thừa, thiếu hụt axit nhưng có thể giảm nhẹ các triệu chứng. Đây là một thực phẩm gợi ý:

  • Rau xanh: rau chân vịt, cải xoăn, … các loại rau có chất xơ thực vật và các chất chống oxy hóa

  • Hoa atiso

  • Ớt chuông: Giàu vitamin C, tăng đề kháng cơ thể và bảo vệ khỏi các tác nhân nhiễm trùng

  • Tỏi: Tiêu diện vi khuẩn nhờ các hoạt chất allicin trong tỏi giúp axit thừa giảm bớt. Liều lượng có thể 1-3 tép tỏi mỗi ngày.

  • Ngũ cốc nguyên cám: Gạo lứt, hạt lanh, hạt kê, bột yến mạch,…

  • Chuối: Chuối có tính kiềm, giúp axit dạ dày ổn định.

  • Dầu thực vật: Dầu hạt cải, dầu đậu nành, dầu hạt lanh, dầu hướng dương,… Chúng chứa Omega-3 và Omega-6 giúp kháng viêm, tạo lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày.

  • Thực phẩm bổ trợ khác: Cá mòi, cá ngừ, cá hồi, cá thu, thịt gia cầm, hạnh nhân, óc chó, táo, ổi, bí xanh,…

Ngũ cốc nguyên cám là thực phẩm có rất nhiều lợi ích với sức khỏe

Ngũ cốc nguyên cám là thực phẩm có rất nhiều lợi ích với sức khỏe

3.3 Duy trì thói quen sinh hoạt và ăn uống ổn định, lành mạnh

Chế độ ăn uống và ngủ nghỉ sẽ tạo đồng hồ sinh hoạt ổn định cho cơ thể, giúp các cơ quan nội tạng hoạt động tốt hơn. Bên cạnh đó chúng cũng giúp cơ thể có khả năng đề kháng, nâng cao sức khỏe tổng thể:

  • Ăn tối đúng giờ, ăn trước giờ đi ngủ khoảng 3-4 tiếng

  • Không ăn no quá, nhất là trước khi ngủ để không tạo áp lực do dạ dày

  • Tránh ăn món ăn cay, chua như: giấm, ớt, dưa chua,,… để dạ dày không bị bào mòn

  • Chia nhỏ bữa ăn trong một ngày, ăn lượng đồ ăn vừa phải

  • Nhai kỹ và ăn chậm

  • Tránh xa đồ uống có cồn, các chất kích thích như đồ uống có ga, thuốc lá, bia, rượu,…

  • Hạn chế thức khuya và ngủ thật đủ giấc

  • Uống nước lọc mỗi sáng để lọc ruột, thải bớt các chất độc khỏi cơ thể

  • Giữ tâm lý thoải mái vui vẻ, tránh căng thẳng quá mức

Ăn tối đúng giờ, ăn trước giờ đi ngủ khoảng 3-4 tiếng

Ăn tối đúng giờ, ăn trước giờ đi ngủ khoảng 3-4 tiếng

3.4 Bổ sung nước ion kiềm vào chế độ ăn

Nước ion kiềm có độ pH từ khoảng 8.5-9.5, có tác dụng trung hòa axit dạ dày dư thừa và giảm bớt các triệu chứng đau dạ dày. Chúng cũng giảm bớt các vấn đề khác về tiêu hóa như táo bón, trĩ, đau dạ dày, trào ngược axit, rối loạn tiêu hóa. Kích thước phân tử của nước kiềm nhỏ hơn so với nước thông thường vì thế dễ dàng hấp thụ vào cơ thể. Nước kiềm cũng sản sinh một bộ đệm kiềm giúp ngăn tình trạng bị nhiễm axit.

 Nước kiềm sản sinh một bộ đệm kiềm giúp ngăn tình trạng bị nhiễm axit

 Nước kiềm sản sinh một bộ đệm kiềm giúp ngăn tình trạng bị nhiễm axit

3.5 Ổn định axit dạ dày bằng baking soda

Baking soda còn có tên khác là muối nở, là một cách hữu hiệu để giảm axit dạ dày. Chỉ cần hòa baking soda vào nước lọc để uống hàng ngày. Nên uống tốt nhất vào 1-2 giờ sau khi ăn và uống liều lượng 3-4 lần trong ngày. Tuy nhiên cách này không áp dụng cho trẻ em còn dưới 12 tuổi và bệnh nhân bị cao huyết áp, tim mạch.

3.6 Dùng gừng và nghệ để trung hòa axit dạ dày

Gừng và nghệ là hai thực phẩm hỗ trợ cho đường tiêu hóa và trung hòa axit dạ dày rất tốt. Bạn có thể thêm gừng vào trà để uống hàng ngày, hoặc ăn trực tiếp 2 lát gừng mỗi ngày. Gừng có khả năng chống viêm, cải thiện triệu chứng trào ngược dạ dày và thực quản

Với nghệ, bạn có thể sử dụng tinh bột nghệ kết hợp mật ong nguyên chất, tạo thành viên nghệ mật ong. Mỗi ngày sử dụng 3 viên. liều lượng 3 lần trong ngày. Trong nghệ có tinh chất curcumin, cùng với các dưỡng chất mật ong giúp tạo lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày, ngăn chặn việc trào ngược.

Gừng và nghệ là hai thực phẩm hỗ trợ cho đường tiêu hóa và trung hòa axit dạ dày rất tốt

Gừng và nghệ là hai thực phẩm hỗ trợ cho đường tiêu hóa và trung hòa axit dạ dày rất tốt

3.7 Sử dụng mật ong để trung hòa axit hiệu quả

Mật ong sẽ là liều thuốc ổn định axit dạ dày rất hiệu quả. Hàng ngày chỉ cần nuốt một thìa mật ong nguyên chất trước bữa ăn 15 phút vào hai buổi tối và sáng. Có thể uống thêm một cốc nước ấm để tăng hiệu quả.

Một cách khác để sử dụng mật ong trung hòa axit hiệu quả, đó là pha mật ong cùng trà hoa cúc với liều lượng 1-2 thìa mật ong mỗi lần. Các dưỡng chất như vitamin E, C, magie và kẽm trong mật ong sẽ phát huy tác dụng trong dạ dày, giúp hạn chế trào ngược axit dạ dày.

Trên đây là những cách làm trung hòa axit dạ dày mà đã tổng hợp được. Mong các bạn có những cách phù hợp trong việc tăng cường sức khỏe của bản thân

Để lại bình luận

Đã thêm vào giỏ hàng

0 Scroll
032 849 2642
0328492642